15 điều quan trọng mẹ cần biết khi nuôi con nhỏ
17 Tháng 07 2017 | 816
Chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ phát triển khỏe mạnh là điều không hề đơn giản. Bất cứ biểu hiện bất thường nào của bé cũng có thể khiến cha mẹ lo lắng, “đứng ngồi không yên”. Nắm được những bí quyết quan trọng dưới đây sẽ giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con mình.
1. Trẻ cần uống thêm bao nhiêu nước
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước, nếu nghi thiếu nước thì có thể cho bú mẹ
– Trẻ hơn 6 tháng tuổi nếu bú lượng sữa trên 100ml cho mỗi cân nặng trở lên thì không cần uống thêm nước
– Trẻ từ 3 tuổi trở lên cần được uống đủ nước.
2. Trẻ tự nhiên không bú – biếng ăn: Xử trí bằng cách rơ miệng, làm sữa mát, tìm nơi yên tĩnh cho bú, cũng có thể bé ham chơi quên bú. Mẹ có thể kiểm tra lại xem có cho con ăn đặc, ép con ăn nhiều không, cũng có thể cho bé tự ăn, ăn chung với người lớn, không cho vừa ăn vừa chơi.
3. Bé ngủ xuyên đêm không cần bú: Trẻ gần 3 tháng tuổi có thể nạp đủ năng lượng vào ban ngày và ngủ xuyên đêm.
4. Không biết sữa mẹ đủ không: Mẹ chỉ cần theo dõi việc con tiểu ít nhất 6 lần, nước tiểu không vàng sậm là biết con đã bú đủ.
5. Vitamin D dùng như nào: Trẻ không được phơi nắng có thể cho dùng Vitamin D theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên uống liều cao vì có thể gây thừa vitamin D và là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.
6. Trẻ tự nhiên khó ngủ, vặn mình, quạu quọ: Trẻ khó chịu có thể do đói, nóng nực, chơi nhiều trước khi ngủ, nên uống vitamin D, ở trẻ hơn 1 tuổi cần xổ giun, lớn nữa thì giảm xem ti vi và chơi game.
7. Mọc răng: Bé chậm mọc răng không liên quan nhiều đến dinh dưỡng, có bé mọc sớm có bé mọc muộn, có bé mọc nhiều răng, có bé mọc vài cái. Nhiều bé hơn 12 tháng tuổi mới mọc răng. Vì thế, cha mẹ không cần quá sốt sắng nếu bé vẫn bú tốt, ăn dặm tốt, cân nặng tăng trưởng bình thường.
8. Ráy tai: Khi có ráy tai, bé sẽ lắc đầu gãi tai. Có thể nhỏ tai bằng nước muối sinh lý, ráy tai sẽ tự đẩy ra theo cơ chế của ống tai. Khi ráy tai ra, cha mẹ nên cho trẻ gặp bác sĩ tai mũi họng chứ tuyệt đối không tự lấy ra.
9. Vàng da ở trẻ nhỏ: Vàng da ở trẻ nhỏ có hai dạng là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý xảy ra trong khoảng thời gian trẻ được 1-7 ngày tuổi. Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng này sẽ tự hết, không cần điều trị và không nguy hiểm. Vàng da bệnh lý thường gặp ở trẻ sinh non, nếu không được điều trị kịp thời trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, hôn mê rồi tử vong.
10. Đổ mồ hôi: Trẻ đổ mồ hôi thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi. Nếu trẻ đổ mồ hôi khi bú mẹ là chuyện bình thường bởi lúc này bé đang lao động.
11. Trẻ phát sốt: Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho trẻ uống hạ sốt. Nếu trẻ sốt trên 48 giờ hay lừ đừ, nôn nhiều thì đi khám.
12. Sốt phát ban: Trẻ có khi sốt cao, sau đó hạ sốt, xuất hiện lấm tấm đỏ ở da. Nếu chỉ là sốt phát ban, sau 3 ngày sẽ hết, không cần uống thuốc, không kiêng tắm, không kiêng ăn.
13. Ho, sổ mũi: Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ, bôi dầu vào lòng bàn chân và đảm bảo phòng ngủ của trẻ không quá lạnh. Có thể hút mũi cho trẻ. Nếu không đỡ thì nên cho bé đi khám.
14. Trẻ nhỏ khò khè kéo dài: Nếu bé bú tốt, không ho, lên cân bình thường mà bị thở khò khè thì có thể là do mềm đường thở lành tính, khi lớn dần sẽ tự hết.
15. Làm gì khi bé bị tiêu chảy: Xem lại thức ăn của bé và mẹ. Nếu bé bị tiêu chảy không có máu thì không cần quá lo, nên cho trẻ bú nhiều, uống đủ nước.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn