• 0985 96 0990

  • 02462 881155

  • Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

  • reception@thanhchanclinic.vn

Đau lưng dưới ở phụ nữ mang thai

08 Tháng 06 2018 | view 232

line

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc của một người phụ nữ. Càng gần đến ngày sinh, người mẹ càng háo hức hồi hộp, nhưng đồng thời càng phải chịu nhiều mệt mỏi, thậm chí đau đớn. Đau lưng dưới là một trong 5 lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ mang thai phải đến khám bác sĩ. Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị đau lưng dưới ở những mức độ khác nhau. Nhưng phụ nữ đã từng đau lưng hoặc thừa cân thì càng có nguy cơ bị đau lưng cao hơn.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng khi mang thai, lý do chung là do những thay đổi trong cơ thể của mẹ.

Áp lực trên cơ lưng

Khi em bé lớn lên, tử cung của mẹ mở rộng và trở nên nặng hơn, do đó tăng lên trọng lượng vào cơ lưng. Bạn có thể thấy mình bị nghiêng về phía sau hoặc cong lưng dưới. Áp lực này có thể dẫn đến đau lưng hoặc cứng khớp.

Yếu cơ bụng

Em bé đang lớn lên cũng gây áp lưng lên cơ bụng, khiến chúng bị căng và suy yếu. Cơ bụng và cơ lưng được kết nối với nhau, bởi vậy cơ lưng phải làm việc nhiều hơn để bù cho phần cơ bụng.

Tư thế

Mang thai có thể làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, khiến cách bạn di chuyển, đứng và ngồi có thể gây đau lưng và các bộ phận khác trên cơ thể. Dây thần kinh bị nén do tư thế không tốt cũng có thể gây đau lưng.

Hormon thai kỳ

Nhiều hormon thay đổi khi bạn mang thai vì nhiều lý do khác nhau. Giai đoạn sau của thai kỳ, kích thích tố tăng lên để thư giãn các cơ trong xương chậu nhằm chuẩn bị cho cuộc sinh nở. Điều đó khiến cơ bắp của bạn trở nên quá lỏng lẻo, dẫn đến đau lưng.

Áp lực

Lo lắng và căng thẳng tích tụ có thể làm cho các cơ lưng của bạn bị căng hoặc cứng.

Cách giảm đau lưng

Để giúp ngăn ngừa đau lưng, bạn cần để ý cash đứng, ngồi, ngủ và di chuyển.

  • Ngồi tư thế hỗ trợ lưng. Chọn một chiếc ghế có phần lưng hoặc đặt chiếc gối đằng sau lưng của bạn. Có thể đặt chân lên cao để tăng lưu lượng máu và tránh đi nặng nề
  • Ngồi và đứng thẳng lưng. Cố gắng giữ lưng thẳng với mông và chân, tránh cong phần lưng dưới. Không ngồi hoặc đứng ở cùng 1 vị trí trong thời gian dài, có thể làm tê dây thần kinh.
  • Mang giày thoải mái và nâng đỡ được toàn bộ cơ thể. Giày có thể giúp hỗ trợ toàn bộ cơ thể, tránh giày có gót khiến bạn mất thăng bằng.
  • Ngủ trên đẹm không quá mềm. Khi mang thai, tốt nhất nên ngủ nghiêng. Đặt gối dưới bụng và giữa hai chân để cơ thể được thoải mái, tránh nằm ngửa khi ngủ, điều này sẽ gây áp lực lên tử cung và ngăn dòng máu cho em bé.
  • Không vặn người hoặc làm những động tác đột ngột, có thể làm căng cơ lưng hoặc bụng của bạn.
  • Đừng nhấc đồ lên bằng cách gập người về phía trước. Thay vào đó, hãy giữ thẳng lưng và đứng lên thay vì gập lưng. Cẩn thận không nâng hoặc mang quá nặng cùng một lúc.
  • Tập thể dục nhiều. Điều này giúp tăng cường cơ lưng và cơ bụng của bạn, cải thiện tư thế của bạn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập an toàn. Trong đó đi bộ và bơi lội thường được coi là tốt nhất. Nếu bạn hoạt động nhiều trước khi mang thai, bạn có thể tập được nhiều hơn. Một số động tác và giãn cơ nhất định, như những bài tập kegel cũng giúp bạn chuẩn bị cho lúc sinh nở.

Nếu bạn bị đau lưng, một số lời khuyên sau đây có thể giúp giảm đau nhức và cứng khớp

  • Chườm nóng hoặc lạnh vào lưng. Tránh đặt nhiệt độ quá cao vào dạ dày.
  • Uống acetaminophen.
  • Tìm cách để giảm căng thẳng. Học các bài tập thở hoặc tham gia một lớp yoga cho bà bầu.
  • Được massage bởi những nơi được chứng nhận chuyên khoa (biết những vị trí và những huyệt nào không được bấm với bà bầu)
  • Bạn có thể hỏi bác sĩ có được sử dụng thuốc hoặc châm cứu hoặc vật lý trị liệu không. Cơ và khớp của bạn sẽ được nắn và ấn nhẹ nhàng.

Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia

  • Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
  • Tư vấn 24/7
  • Được sở Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
  • Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
  • Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
  • Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
chuyengia
tu van
Đặt lịch tư vấn
  • Hotline:

    0985 96 0990

  • Tel:

    02462 881155

Đặt lịch khám

line

Tư vấn hỏi đáp

line

[ 03-04-2023 ] – Nguyễn Thúy Hằng

Bs cho e hỏi.e bị u tuyến yên đi tăng tiết prolactin. E có bé đầu đc 5 tuổi và giờ bị mất kinh.e mới đi kt lại prolactin và chụp cộng hưởng từ kích thước u = 10mm và đang đc chỉ định uống thuốc dostinex thì e có thể có kinh lại đc k ạ

Đăng ký khám bệnh như thế nào?

Cách 1. Quý khách hàng đến quầy lễ tân làm thủ tục đăng ký khám.

Cách 2. Quý vị có thể gọi điện đến hotline 0985 960 990/0462 881 155 để đặt lịch trước.

Khám sức khỏe bao lâu thì có kết quả?

Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân các kết quả khám đều được chúng tôi hoàn trả ngay trong ngày. Đối với một vài dịch vụ y tế chuyên sâu các bác sỹ cần phải tiến hành phân tích cụ thể để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Phòng khám Thanh Chân có những gói khám nào?

Xin chào bạn!

Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân có các gói khám là: Gói khám sức khỏe cơ bản, Gói khám sức khỏe toàn diện, Gói khám tiền hôn nhân, Gói khám chuyên sâu sản phụ khoa, Gói khám thai tiền mang thai, Gói tầm soát phát hiện sớm ung thư, … Để biết thêm thông tin chi tiết về danh mục các gói khám cũng như chi phí, bạn vui lòng tham khảo thêm bảng giá dịch vụ của chúng tôi.

  • facebook
  • google