3 bệnh mùa hè phổ biến ở trẻ và cách phòng ngừa
26 Tháng 04 2016 | 311
Mùa hè số lượng bệnh nhân đến các phòng khám nhi tăng cao đột biến. Trước tình trạng đó vấn đề được nhiều bậc cha mẹ đặt ra là làm sao để phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh cho trẻ nhỏ?
Trong nội dung này, dưới sự tư vấn của các bác sỹ nhi Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu 3 bệnh phố biến thường gặp ở trẻ vào mùa hè và những cách thức để phòng ngừa.
Do đặc điểm thời tiết nắng nóng bất thường kèm theo độ ẩm trong không khí lớn, môi trường ô nhiễm là những điều kiện thuận lợi để các bệnh lý như sốt virus, bệnh tay chân miệng hay sốt xuất huyết phát triển và tấn công trẻ nhỏ.
– Bệnh sốt do virus
Một số dấu hiệu cảnh bảo. Trẻ sốt cao (sốt trên 39 độ C), đau mỏi xương khớp, đau nhức người, trẻ thường xuyên quấy khóc, sổ mũi, hắt hơi, ho liên tục…
Khuyến cáo: Khi trẻ có những dấu hiệu trên cha mẹ không nên quá lo lắng bởi thông thường bệnh sẽ có thể tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý nếu như bé có triệu chứng sốt cao kèm theo co giật thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sỹ trực tiếp thăm khám và điều trị, tránh biến chứng. Cha mẹ có thể giảm sốt cho trẻ bằng các phương pháp như lau người bằng khăn ấm, chườm khăn vào nách, bẹn để hạ sốt. Ngoài ra cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, bù điện giải, khuyến khích trẻ ăn nhiều hoa quả hoặc cho trẻ đến các phòng khám nhi tại Hà Nội để được bác sỹ tư vấn cụ thể hơn.
– Bệnh sốt xuất huyết
Một số dấu hiệu cảnh báo: Trẻ sốt cao (trên 38 độ C), buồn nôn, mệt mỏi chán ăn, người đau nhức, ho, nhứ đầu, sổ mũi, dịch mũi chảy nhiều. Nếu như bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đại tiện ra máu, nôn ra máu, nổi ban đỏ, xuất huyết dưới da. Theo các bác sỹ cho biết bệnh sốt xuất huyết không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà nó còn đe dọa đến tính mạng của rất nhiều trẻ em trên thế giới. Nếu như không được chữa trị sớm sẽ gây ra biến chứng khôn lường như: xuất huyết hệ tiêu hóa, máu đông rối loạn, suy nhược hệ hô hấp…dẫn đến tử vong.
Khuyến cáo: Cho đến thời điểm này chưa có một loại thuốc đặc trị nào để điều trị chứng bệnh kể trên. Theo các bác sỹ phương pháp tốt nhất đó là thực hiện các phương pháp phòng bệnh như: vệ sinh nơi ở sạch sẽ tránh để muỗi sinh sống, dùng các sản phẩm diệt côn trùng, mắc màn khi ngủ, tránh đi lại ở những nơi ẩm thấp, bụi cây.
– Bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu cảnh báo: Thông thường bệnh sẽ có thời gian ủ là khoảng từ 4-6 ngày, khi phát bệnh trẻ sẽ có những dấu hiệu như ho, sốt cao, sổ mũi, đau họng, nổi nhiều mụn ở khu vực miêng, tay, lòng bàn chân, lòng bàn tay. Khi những mụn nước này vỡ ra sẽ gây viêm loét và khiến trẻ đau rát, quấy khóc và bỏ bữa.
Khuyến cáo: Do bệnh lây truyền trực tiếp qua đường tiếp xúc với dịch tiết của trẻ chính vì vậy cha mẹ cần cách ly trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với nước, tránh trà xát mạnh khiến mụn nước vỡ lây lan nhanh. Thông thường cha mẹ có thể tự chữa trị cho bé tại nhà bằng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi dưới sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Khi trẻ có những dấu hiệu như khó thở, hôn mê, sốt cao thì cần đưa trẻ đi đến các phòng khám sớm để tránh biến chứng khôn lường.
Để biết thêm về những bệnh lý thường gặp ở trẻ vào mùa hè cũng như phương pháp phòng tránh và điều trị các bậc phụ huynh có thể đưa con em mình đến phòng khám nhi Thanh Chân các bác sỹ của chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn cụ thể hơn nữa.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn