Nhiễm độc thủy ngân – nguy cơ tiềm ẩn
27 Tháng 04 2016 | 300
Trước thông tin không khí bị nhiễm độc thủy ngân gây xôn xao dư luận thì mới đây thông tin các vật dụng trong gia đình cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.
Thủy ngân nguy hiểm như thế nào?
Theo các bác sỹ nếu vô tình tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Cụ thể như những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo nguy cơ nhiễm độc đó là khó thở, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, choáng ngất, huyết áp tăng cao. Ngoài ra thủy ngân còn tác động trực tiếp lên các bộ phận trên cơ thể như:
– Tác động lên da gây đau rát, xuất huyết, bỏng chóc, mẩn ngứa.
– Tác động lên phổi gây khó thở, thở có tiến ran rít, nóng rát tại phổi.
– Tác động lên miệng gây chảy máu, mưng mủ, ê buốt.
– Tác động đến hệ tiêu hóa gây khó tiêu, đầy bụng, đại tiện không kiểm soát.
– Tác động đến hệ tuần hoàn gây thiết máu, xanh xao.
– Tác động lên hệ hô hấp gây đau tức ngực, khó thở.
– Tác động toàn thân gây suy nhược, mệt mỏi.
– Tác động lên hệ thần kinh gây cănh thẳng, mất ngủ, rối loạn trí nhớ.
– Tác động lên trẻ em gây chậm lớn, còi cọc, IQ thấp.
– Tác động lên phụ nữ mang thai gây sinh non, xảy thai.
Ngoài ra việc nhiễm độc thủy ngân còn có thể gây tử vong tại chỗ hoặc tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư da, ung thư phổi, ung thư máu…
Tiềm ẩn nguy cơ từ những vật dụng gia đình
Nếu như trước đây mọi người thường có suy nghĩ cho rằng những công nhân làm việc trong các nhà máy, các xưởng sản xuất, các khu chế tác có nguy cơ mắc bệnh thì các nghiên cứu gần đây đã mở ra những hướng giải thích khác. Trước thực trạng ngày càng nhiều người được chẩn đoán nhiễm độc thủy ngân các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy được rằng các vật dụng gia đình hàng ngày chứa đựng hiểm họa khôn lường. Một số vật dụng ta có thể kể đến như kẹp nhiệt độ, các đồ trang trí được làm từ thủy ngân (tượng, hộp tăm, bể cá, tranh…), các loại pin, mỹ phẩm, các loại sơn bàn ghế, tủ kệ, giường, cửa… Theo các chuyên gia cho biết những vật dụng này khá an toàn nếu như tồn tại ở trạng thái nguyên vẹn. Tuy nhiên, nếu do một vài sự cố khiến các vật dụng này vỡ ra, thủy ngân được giải phóng và chúng ta vô tình chạm vào hay hít vào sẽ gây độc trực tiếp. Đặc biệt, tại gia đình việc trang bị gang tay, khẩu trang trước khi dọn dẹp các đồ vỡ thường bị coi nhẹ nên dẫn đến việc chạm hoặc hít trực tiếp lượng khí độc này nhiều hơn.
Phòng ngừa bằng các phương pháp đơn giản
Mặc dù hiểm họa luôn rình rập xung quanh song chúng ta có thể phòng ngừa nguy cơ nhiễm độc từ các vật dụng gia đình bằng những phương pháp rất đơn giản như:
– Lựa chọn các đồ dùng trong nhà có nguồn gốc chất lượng và có xuất xứ rõ ràng.
– Tuyệt đối không cho trẻ chơi hay ngậm các vật dụng có chứa thủy ngân, vật dụng dễ vỡ như kẹp nhiệt độ, tượng, các đồ thủy tinh.
– Những đồ có chứa thủy ngân, đồ dễ vỡ nên để trên cao, tránh va chạm, tránh xa tầm tay trẻ em.
– Mang gang tay, khẩu trang cẩn thận trước khi dọn đồ bị đổ vỡ.
– Rửa tay sạch sẽ bằng xà bông sau khi dọn dẹp đồ đạc bị bể vỡ.
Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nguy cơ nhiễm độc thủy ngân từ các vật dụng trong gia đình.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn