Bạn biết gì về bệnh Hemophilia?
24 Tháng 08 2016 | 464
Mặc dù đã có những bước tiến dài trong việc chẩn đoán và điều trị song hiện nay trên cả nước chỉ có khoảng 40% bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia được chăm sóc và điều trị đặc biệt. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ này thấp là do sự hiểu biết của mọi người về căn bệnh này còn hạn chế. Việc trang bị những thông tin cần thiết sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cơ chế gây bệnh cũng như phương pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Hemophilia là bệnh gì?
Hemophilia hay còn được gọi là bệnh máu khó đông. Đây là một bệnh lý có liên quan đến sự rối loạn quá trình đông máu khiến cho quá trình đông máu diễn ra lâu hơn so với những người bình thường. Theo các bác sỹ cho biết, đây là một căn bệnh tương đối hiếm gặp (tỷ lệ là 1/1.000 người) song lại cực kỳ nguy hiểm. Đặc điểm nổi bật của bệnh đó là hiện tượng chảy máu ở khắp các vị trí trên cơ thể, điển hình nhất là chảy máu tại vị trí các khớp, các cơ. Bệnh nhân chảy máu nhiều lần dẫn đến đau đớn, gây cảm giác lo lắng, hoang mang và có thể dẫn đến từ vong do mất máu nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chủ yếu được biết đến là do yếu tố di truyền và khoảng 30% trường hợp mắc bệnh là do đột biến gen.
Chúng ta có thể tìm hiểu cụ thể hơn cơ chế di truyền của bệnh thông qua sơ đồ sau:
– Nếu bố mắc bệnh Hemophilia, mẹ không mắc bệnh thì: 100% con trai không mắc bệnh, 100% con gái mắc bệnh.
– Nếu mẹ mắc bệnh, bố không mắc bệnh thì: 50% con trai có nguy cơ mắc bệnh và 50% con gái có nguy cơ mắc bệnh.
– Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì: 100% con gái mắc bệnh, 50% con trai có nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu cảnh báo
– Máu khó đông, khó cầm máu.
– Chảy máu cam thường xuyên.
– Xuất hiện vết bầm tím sâu, đường kính lớn.
– Khớp sưng, đau nhức do xuất huyết trong.
– Bầm tím trên da không rõ nguyên nhân.
– Đau mỏi các khớp.
– Máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu.
– Hay buồn nôn hoặc nôn.
– Mệt mỏi kéo dài.
Các chuyên gia khuyến cáo khi có những dấu hiệu cảnh báo trên mọi người cần đến ngay các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị
Mặc dù là một bệnh lý nguy hiểm song nếu như được chẩn đoán và điều trị tích cực thì bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. Việc điều trị chứng bệnh này phụ thuộc vào mức độ, giai đoạn của bệnh. Cụ thể như:
– Hemophilia giai đoạn nhẹ. Phương pháp điều trị chủ yếu đó là tiêm Desmopressin hormone (DDAVP) trực tiếp nhằm kích thích sản sinh quá trình đông máu giúp cầm máu nhanh.
– Hemophilia giai đoạn trung bình. Hemophilia có thể được kiểm soát bằng phường pháp truyền bổ sung yếu tố đông máu từ các sản phẩm tổ hợp nhiều yếu tố kích thích máu đông hoặc truyền máu từ người hiến tặng.
– Hemophilia giai đoạn nặng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định truyền Plasma để cầm máu.
Bệnh nhân có thể được tư vấn sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu để giảm thiểu những biến chứng khớp cũng như giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng bệnh Hemophilia. Bạn có thể liên lạc theo đường dây 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để lắng nghe các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn