Vì sao trẻ hay khóc và hướng khắc phục?
12 Tháng 05 2016 | 241
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ chưa biết nói thì tiếng khóc như một ngôn ngữ khá đặc biệt để người lớn biết được các vấn đề trẻ đang gặp phải. Có nhiều trường hợp tiếng khóc là do sinh lý song không ít trường hợp đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần chú ý. Vậy khi nào tiếng khóc và sinh lý và khi nào là bệnh lý cũng như cách khắc phục như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Trẻ khóc do sinh lý.
Đây là loại tiếng khóc biểu những phản ứng của cơ thể trước những tác động tiêu cực từ môi trường như quá nóng, quá lạnh, các trạng thái của cơ thể như đói, khát, buồn ngủ, đau bụng. Thông qua những tiếng khóc này cha mẹ có thể biết được nhu cầu của trẻ nhỏ và có hướng xử trí kịp thời. Một số loại tiếng khóc sinh lý thường gặp chúng ta có thể kể đến như:
– Trẻ khóc do đói. Thay vì việc tự ý đi tìm các đồ ăn như người lớn thì trẻ con thường có phản xạ để thông báo mình đang rất đói đó là quấy khóc. Trẻ khóc khi đói thường kèm theo một số dấu hiệu như mút tay, tép miệng, liếm xung quanh miệng…Nguyên nhân có thể do khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa, bé ăn chưa no hoặc do mẹ thiếu sữa. Để khắc phục hiện tượng này các mẹ cần lập tức cho trẻ bú hoặc ăn ngay.
– Trẻ khóc do khát. Tương tự như khi đói, khi trẻ khát nước cũng sẽ quấy khóc. Các mẹ lưu ý nếu thấy trẻ tóp tép miệng, liếm tay, mút môi, đưa lưỡi xung quanh thì nên nghĩ đến khả năng bé đang bị khát. Nếu kịp thời cho bé bú các mẹ sẽ nhận thấy bé ngậm chặt ti hơn, mút mạnh hơn và bé sẽ hết khóc.
– Trẻ khóc do buồn ngủ. Trẻ em thường có thời gian trong ngày ngủ nhiều hơn người lớn. Tuy nhiên nếu như môi trường xung quanh quá ồn ào, không có chỗ cho bé ngủ, bé không được ru ngủ thì sẽ có hiện tượng khóc nhiều. Trẻ khóc do buồn ngủ thường có dấu hiệu khóc thành từng cơn, tay dụi mắt, mắt lờ đờ, mặt mệt mỏi. Lúc này cha mẹ chỉ cần vỗ nhẹ hoặc giữ xung quanh yên lặng thì trẻ sẽ hết khóc sớm.
– Trẻ khóc do giật mình. Với các âm thanh lớn, bất ngờ khiến trẻ giật mình cũng làm trẻ khóc nhiều. Đặc biệt nếu như ban ngày trẻ hay giật mình thì đêm rất dễ quấy khóc. Cha mẹ cần lưu ý không để bé giật mình, khi trẻ khóc cần ôm chặt, vỗ nhẹ.
– Khóc dạ đề. Một vài trường hợp bé sơ sinh quấy khóc liên tục trong suốt nhiều tháng đầu đời. Theo các bác sỹ đây là hiện tượng khóc dạ đề. Hiện nay chưa có một phương pháp nào đặc trị được chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi trẻ sẽ ngoan giấc trở lại khi hết thời gian kiêng cữ.
Trên đây là một số trường hợp khiến bé quấy khóc do sinh lý cha mẹ không nên quá lo lắng. Trong nhiều trường hợp tiếng khóc ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
Trẻ khóc do bệnh lý.
– Trẻ khóc liên tực kèm nôn trớ, phân đen – nguy cơ lồng ruột.
– Trẻ khóc thét, tiêu chảy, nôn mửa, sắc mặt trắng nhợt, vã mồ hôi, cứng bụng – viêm ruột thừa, giun, các bệnh đường tiêu hóa.
– Trẻ khóc và thở khó khăn, có tiếng ran rin – nguy cơ viêm phế quản.
– Trẻ khóc kèm theo vò tai, cố gắng lấy tay chạm vào vùng tai – nguy cơ viêm ống tai.
– Trẻ khóc nhiều về đêm – nguy cơ gin kim chui ra ngoài đẻ trứng ở hậu môn.
– Trẻ khóc mỗi lần đi tiểu – nguy cơ viêm đường tiết niệu.
– Trẻ khóc khi đại tiện, đại tiện ra máu – nguy cơ táo bón, rối loạn tiêu hóa.
– Trẻ khóc và bỏ vú – nguy cơ nhiệt lợi, các bệnh về răng miệng.
Trên đây chỉ là một số nhận định sơ bộ, để có được kết quả chính xác thì trẻ cần được các bác sỹ chuyên khoa khám và tư vấn trực tiếp.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn