Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi
18 Tháng 05 2016 | 288
Sởi là một căn bệnh phổ biến, song điều làm mọi người lo sợ không phải là mức độ lây lan mà là những biến chứng nguy hiểm căn bệnh này để lại. Vậy những biến chứng đó là gì? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn.
Theo các bác sỹ Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân, sởi là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính. Bệnh có thể phát triển quanh năm song xuân – hè là thời điểm bệnh dễ có nguy cơ bùng phát thành đại dịch nhất. Những triệu chứng cảnh báo của bệnh có thể kể đến như: sốt cao, mẩn đỏ, ngứa, phát ban, chảy nước mắt, chảy nước mũi, mắt đỏ, suy nhược cơ thể… Bệnh có thể tấn công mọi độ tuổi khác nhau trong đó trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh. Khi trẻ mắc bệnh điều làm các bậc cha mẹ lo lắng nhất đó là những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng đường hô hấp
– Viêm thanh quản
+ Giai đoạn đầu. Bệnh thường do virut sởi gây ra, bệnh nhân sẽ gặp những triệu chứng như thở khó, thanh quản co thắt, nổi mụn, phát ban trên cơ thể.
+ Ở giai đoạn muộn. Sau khi phát ban bệnh nhân có thể sẽ gặp hiện tượng bội nhiễm do tụ cầu, liên cầu, phế cầu với các dấu hiệu sốt cao, ho khan, mặt tím tái, khó thở, thở gấp.
– Viêm phế quản – phổi.
Biến chứng này thường xảy ra sau khi phát ban do bội nhiễm và đây được đánh giá là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về sởi, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Những dấu hiệu cảnh báo đó là bệnh nhân sốt cao, thở khó, thở dốc, thở có tiếng ran rít ở đáy phổi, chụp x-Quang phát hiện nốt mờ rải rác ở phổi.
Biến chứng thần kinh.
Đây là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Hoa Kỳ, ước tính khoảng 1.000 trẻ mắc bệnh sởi thì có một trẻ bị viêm não. Bệnh viêm não có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như co giật, hôn mê, tử vong hoặc biến chứng thần kinh đến hết đời đối với những trẻ sống sót.
Biến chứng đường tiêu hóa.
Tiêu chảy là biến chứng tiêu hóa thường gặp nhất ở những trẻ mắc bệnh sởi. Nếu không được điều trị sớm thì trẻ sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước, suy nhược cơ thể, mệt mỏi hoặc có thể tử vong.
Biến chứng mắt.
Theo thống kê tại Châu Phi bệnh sởi là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, viêm loét giác mạc ở trẻ. Các bác sỹ khuyến cáo khi trẻ có những biểu hiện như đau mắt, thị lực suy giảm thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, tránh biến chứng nguy hiểm.
Phòng bệnh không khó
Trước những biến chứng vô cùng nguy hiểm như trên thì việc phòng bệnh luôn là điều được các bác sỹ khuyến cáo. Theo các bác sỹ, chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh thông qua tiêm vac-xin. Cha mẹ nên chú ý đưa trẻ đi tiêm phòng khi được 9 tháng tuổi và nhắc lại khi bé 5-6 tuổi.
Lưu ý: Nếu như trẻ sốt cao liên tục, thở khó, ho nhiều, tiêu chảy mất nước, thị lực kém, đau đầu…thì cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn