Tại sao bé ăn nhiều nhưng chậm lớn?
31 Tháng 05 2016 | 242
Không chỉ việc con lười ăn, bỏ bữa mới khiến các ông bố, bà mẹ lo lắng mà việc trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn cũng là vấn đề khiến các bậc phụ huynh đứng ngồi không yên. Vậy tại sao nhiều trẻ dù ăn rất nhiều nhưng vẫn thấp bé, nhẹ cân và không chịu lớn? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn.
Theo bác sỹ Phạm Thị Thanh Mai – Trưởng khoa Nhi – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân để giúp bé phát triển toàn diện thì việc ăn nhiều thôi chưa đủ mà còn cần phải hấp thụ tốt. Bác sỹ cũng cho biết thêm, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt nhiều trong sự phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 0 cho đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn ăn dặm trở về sau thì trẻ em tại Việt Nam lại bị tụt hậu một cách đáng kể về chiều cao và cân nặng so với các bé trong khu vực. Tình trạng này phản ánh một khía cạnh khác trong việc chăm sóc con chưa khoa học của các bà mẹ Việt.
Theo bác sỹ Thanh Mai có thể kể ra một vài nguyên nhân khiến cho các bé dù ăn nhiều nhưng lại còi cọc, chậm lớn như:
– Khẩu phần ăn chưa khoa học. Tâm lý chung của các chị em phụ nữ đó là mong muốn cho con ăn thật nhiều song lại ít quan tâm đến chất lượng bữa ăn khiến cho trẻ mặc dù ăn nhiều song lại thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. 2 vi chất đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của trẻ đó là Kẽm và Selen. 2 vi chất này có đặc điểm đó là không thể tự sản xuất được và phải tổng hợp từ nguồn thức ăn tự nhiên. Để bổ sung các vi chất này cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhiều thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, củ cải trắng, giá đỗ…
– Ăn uống thất thường. Do công việc bận rộn khiến cho các bữa ăn của trẻ thất thường như ăn quá nhiều, ăn quá ít, ăn không đúng giờ, bỏ bữa…Cha mẹ cần hình thành thói quen ăn uống khoa học cho trẻ, không nên cho trẻ ăn qúa lâu, cho trẻ ăn vào những khung giờ nhất định, ăn một lượng vừa phải.
– Trẻ mắc giun sán. Những trẻ bị mắc giun sán cũng khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng bị hạn chế dẫn đến gầy yếu, xanh xao và chậm lớn. Chính vì vậy, cha mẹ cần tiến hàng tẩy giun cho trẻ định kỳ hàng năm. Đối với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi tiến hành tẩy giun cần tham khảo thật kỹ ý kiến bác sỹ.
– Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa. Trẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ không chỉ quấy khóc, mệt mỏi, mất nước, gầy yếu mà nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong do suy kiệt. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, môi trường sống, vệ sinh chân tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, khi chế biến đồ ăn nên đảm bảo nguyên tắc “ăn chín – uống sôi”.
Với mục tiêu hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các bé, phòng khám Thanh Chân đang triển khai chương trình “sức khỏe cho con – trọn tình cha mẹ” – miễn 100% phí khám và tư vấn sức khỏe cho các con. Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc gì về sức khỏe của bé thì có thể đăng ký theo hotline 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để các chuyên gia giải đáp cụ thể.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn