Đừng để con sống theo lối mòn
31 Tháng 05 2016 | 278
Nhà giáo dục kỳ cựu Ken Robinson đã từng nói để làm nên sự thành công trong giáo dục một con người đó là cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố: sự tò mò – tính sáng tạo – sự đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều gia đình đang kìm hãm sự phát triển của trẻ bằng cách bào mòn những nhân tố quan trọng này.
Sự giáo dục một nhân cách cần sự hội tụ rất nhiều yếu tố như gia đình – nhà trường – xã hội tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách giáo dục trẻ trong môi trường gia đình đã bào mòn một thế hệ như thế nào?
Sự tò mò của trẻ đang bị kìm hãm nghiêm trọng.
Một đứa trẻ 4 tuổi vô tình nhìn thấy một chiếc kén nhỏ, cậu tò mò theo dõi. Rồi một ngày bé thấy từ chiếc kén đó nở ra một chú bướm vô cùng xinh đẹp, cậu lại hào hứng và muốn tìm hiểu, khám phá tiếp. Những trải nghiệm đó vô tình ăn sâu vào tiềm thức của trẻ và khi được hỏi lại sự hình thành của bướm như thế nào chắc chắn bé sẽ tự tin để giải thích lại cho bạn bè và mọi người xung quanh hiểu được. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những gia đình thành thị lại lo lắng một cách thái quá cho sự an toàn của trẻ nên hình thành tâm lý cấm đoán. Cha mẹ thường quát mắng và dọa nạt trẻ không được làm cái này, không được nhìn cái khác…chính những hành động này của cha mẹ đã vô tình giết chết tính tò mò, ham khám phá của trẻ. Thử hỏi nếu như một đưa trẻ không có tính tò mò liệu chúng có thể tự khám phá ra những điều mới lạ hay không? Có thể ghi nhớ những sự việc xung quanh hay không hay là dập khuôn theo lối mòn và không bao giờ nhận thức được thế giới bên ngoài?
Trẻ đang bị mất dần tính sáng tạo.
Những tác phẩm vĩ đại của Picasso hay Van Gogh thử hỏi có mấy ai hiểu được? Nhiều người khi nhìn vào những tác phẩm đó đều có chung một đánh giá “chỉ là những đường nét vô hồn” hay “những đường nét nguệch ngạc đến khó hiểu”…Thế nhưng đã khi nào bạn tự hỏi tại sao những bức tranh đó lại được trưng bày tại các viện lớn với giá triệu đô? Nếu như khi nhìn vào những tác phẩm đó mà bạn không thể cảm nhận được thì đó là lỗi của bạn. Bạn đã không thế phát huy được sức sáng tạo, trí tưởng tượng. Bạn không thể học được sự sáng tạo thì cũng đừn bắt ép trẻ phải làm theo mình. Bạn đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ. Hãy để trẻ phát triển tự nhiên, tôn trọng, kích thích sự sáng tạo của trẻ vì biết đâu bé cũng có thể là một thiên tài sau này.
Chấp nhận tính đa dạng.
Một sai lầm chết người trong cách giáo dục trẻ đó là thường so sánh với những bạn bè cùng trang lứa. Bạn hãy nhớ rằng tạo hóa là đa dạng và mỗi người là một cá thể khác nhau. Bạn cảm thấy khó chịu khi con chị A được điểm 10 song con mình lại được có 8? Bạn ra sức bắt ép con học hành thật nhiều để “bằng bạn, bằng bè”. Đừng vội! Học tập là một quá trình tích lũy. Bạn cố ép buộc chỉ khiến trẻ sợ hãi và hình thành tâm lý chống đối. Hãy nhớ rằng điểm số không làm nên thành công mà mấu chốt nó là kiến thức. Một ví dụ khác nữa, nếu như con bạn còi cọc, chậm lớn thay bằng việc bắt trẻ ăn nhiều thì bạn hãy quan tâm xem bé có khỏe mạnh không? Bé có vui vẻ không? Bởi một thân hình lớn sẽ không tốt bằng việc có một sức khỏe ổn định và một tinh thần sảng khoái.
Tóm lại, việc giáo dục con là một quá trình. Bạn muốn con mình phát triển bình thường cũng được, muốn bé xuất chúng cũng tốt. Quan trọng nhất bạn đừng để trẻ phải sống theo những lối mòn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn