Trẻ hay sổ mũi phải làm sao?
01 Tháng 06 2016 | 244
Thời tiết thay đổi thất thường khiến các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ ngày càng phổ biến. Một trong những dấu hiệu thường thấy nhất của các bệnh đường hô hấp đó là trẻ thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi. Vậy cần phải làm gì để khắc phục hiện tượng này?
Theo bác sỹ Phạm Thị Thanh Mai – Nguyên trưởng khoa sơ sinh – BV Phụ Sản Trung Ương – Trưởng khoa Nhi – Phòng khám Thanh Chân cho biết, khi trẻ bị sổ mũi các mẹ cần xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ bệnh và có hướng xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây sổ mũi
Một số nguyên nhân có thể kể đến như trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm họng…khiến cho khi thời tiết thay đổi bé rất dễ bị hắt hơi, chảy nước mũi. Ngoài ra, những bé bị cảm lạnh, cảm cúm cũng có thể dẫn đến hiện tượng sổ mũi, hắt hơi và kèm theo sốt, mệt mỏi, quấy khóc.
Đánh giá mức độ của bệnh
Cha mẹ cần quan sát hiện tượng sổ mũi ở trẻ để có đánh giá chính xác và đưa ra hướng khắc phục cụ thể.
– Nếu trẻ bị sổ mũi, dịch mũi trong, có hiện tượng nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi thì không nên quá lo lắng. Đây chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân bên ngoài môi trường khi thời tiết thay đổi. Cha mẹ chỉ cần vệ sinh mũi – họng sạch sẽ, giữ ấm cho trẻ thì hiện tượng này sẽ nhanh chóng kết thúc và không quá nguy hiểm.
– Nếu như trẻ bị sổ mũi kèm theo ho, nóng sốt, quấy khóc thì rất có thể trẻ mắc cảm cúm. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có được kết luận chính xác và cho trẻ uống thuốc đúng bệnh.
– Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm theo dịch mũi màu xanh, vàng, đặc sệt, mùi hơi tanh thì rất có thể trẻ đang mắc các bệnh lý về viêm xoang. Cha mẹ cần rửa sạch mũi hàng ngày cho trẻ bằng tăm bông, bằng nước muối sinh lý, giữ mũi luôn được sạch sẽ khô thoáng. Nếu như hiện tượng này kéo dài trên 1 tuần thì cần đưa trẻ đi khám ngay để tránh bệnh chuyển sang mãn tính, khó điều trị, biến chứng lớn.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sổ mũi
– Chú ý bổ sung dưỡng chất. Ngay cả khi bé đang còn khỏe mạnh thì việc bổ sung dưỡng chất hàng ngày cũng là điều vô cùng cần thiết. Cha mẹ cần đảm bảo trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo, chất sắt, tinh bột, các loại vitamin…
– Vệ sinh mũi sạch sẽ. Đây là phương pháp giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ vô cùng hiệu quả. Đối với những bé bị bệnh thì càng cần phải chú ý vệ sinh hơn. Các dung dịch vệ sinh, nước muối pha loãng sẽ có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch đường thở cho trẻ.
– Lưu ý đến giấc ngủ. Khi ngủ cha mẹ cần phải lưu ý bởi dịch mũi có thể sẽ đi vào đường thở gây tắc nghẽn hệ hô hấp. Mẹ nên kê cao đầu cho trẻ, thường xuyên theo dõi nếu thấy trẻ có biểu hiện thở khò khè, khó thở thì cần phải sơ cứu ngay, tránh ngạt thở.
– Không tự ý dùng thuốc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bày bán với công dụng chữa sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc, dùng thuốc nhỏ bởi dễ gây dị ứng, nhờn thuốc khiến bệnh trầm trọng và biến chứng lớn.
– Đưa trẻ đi khám. Nếu như bé sổ mũi trên 1 tuần kèm theo các biểu hiện như khó thở, nóng sốt, co giật…thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay.
Nếu như bạn còn đang lo lắng và có những thắc mắc liên quan đến hiện tượng sổ mũi hay các bệnh lý khác ở trẻ thì có thể đặt câu hỏi về hòm thư cskh@thanhchanclinic.vn để các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn nữa.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn