Trẻ bị dị ứng thức ăn phải làm sao?
03 Tháng 06 2016 | 217
Dị ứng thức ăn là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thậm chí là tử vong. Vậy khi trẻ bị dị ứng thì các bậc phụ huynh cần phải làm gì? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn.
Ở nhiều trẻ nhỏ khi cho ăn một số loại đồ ăn như tôm, cua, sò, ốc, thịt bò…sẽ có những biểu hiện bị dị ứng. Đối với một số trẻ có sẵn cơ địa dị ứng thì việc ăn phải một số đồ ăn bình thường như hành, tỏi, cá…cũng sẽ có hiện tượng mẩn ngứa, nổi mề đay. Nguyên nhân khiến cho các thức ăn có khả năng gây dị ứng với cơ thể là do chúng có chứa hàm lượng histamin hay khi đi vào cơ thể sản sinh ra histamin hay một số hóa chất trung gian như serotomin, axeticolin. Những hóa chất trung gian này có khả năng làm co giãn mao mạch, giải phóng huyết tương dẫn đến phù nề, mẩn đỏ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng thức ăn
Các mẹ có thể nhận biết trẻ đang bị dị ứng thức ăn qua các dấu hiệu như:
– Biểu hiện trên bề mặt da. Da sần sùi, nổi mề đay, bỏng rát, phát ban…
– Biểu hiện hệ hô hấp. Trẻ khó thở, thở khò khè…
– Biểu hiện đường tiêu hóa. Trẻ buôn nôn, nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân loãng, tanh, phân có dạng nước…
Bên cạnh những dấu hiệu trên thì trẻ bị ngộ độc có thể kèm theo những triệu chứng khác như da nhợt, mắt vàng, cơ thể mệt mỏi, trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ chơi, sốt cao, co giật…
Mẹ nên làm gì khi con bị dị ứng thức ăn?
Do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên việc dị ứng thức ăn cũng là điều khó tránh khỏi. Nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời hiện tượng dị ứng thức ăn ở trẻ có thể gây những biến chứng vô cùng nặng nề như suy hô hấp, hạ huyết áp, biến chứng thần kinh hôn mê, co giật hoặc nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Cha mẹ nên lưu ý:
– Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa nguy cơ dị ứng.
– Khi bước vào tuổi ăn dặm các mẹ nên cho trẻ ăn các chất xơ, tinh bột và sau một thời gian mới thêm các loại thịt, cua, cá, tôm trong khẩu phần ăn của trẻ.
– Hạn chế cho trẻ ăn các đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn, thức ăn tẩm ướp nhiều gia vị bởi rất dễ gây dị ứng.
– Khi trẻ bị dị ứng cha mẹ cần tìm ra thành phần gây dị ứng bằng cách loại trừ dần trong khẩu phần ăn.
– Khi lựa chọn thực phẩm cha mẹ nên loại trừ những loại thực phẩm trong gia đình có người bị dị ứng.
– Khi trẻ có những dấu hiệu bị dị ứng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để bác sỹ chẩn đoán và có hướng khắc phục kịp thời. Hiện nay thuốc corticoid hít hay toàn thân, thuốc epiephrin, kháng histamin là 4 loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị dị ứng ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, nên tham khảo thật kỹ ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng để tránh những biến chứng nguy hiểm hay dị ứng thuốc có thể xảy ra.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Giải pháp tốt nhất hiện nay đó là cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ. Trong những lần kiểm tra các bác sỹ sẽ xem xét tiền sử dị ứng, tìm nguyên nhân và có những lời khuyên để ngăn ngừa hiện tượng này.
Nếu như các mẹ còn băn khoăn về hiện tượng dị ứng đồ ăn ở trẻ thì có thể liên lạc theo số máy 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để các chuyên gia của phòng khám nhi tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn