Cách sơ cứu trẻ bị đột quỵ
11 Tháng 06 2016 | 331
Không chỉ riêng người lớn mà trẻ em cũng rất dễ bị đột quỵ, đặc biệt là trong thời điểm nắng nóng như hiện nay. Nếu như không được sơ cứu đúng cách, kịp thời thì trẻ có thể phải gánh chịu những biến chứng nguy hiểm đến hết đời, thậm chí là tử vong. Trong nội dung này, dưới sự tư vấn của bác sỹ Phạm Thị Thanh Mai – Nguyên Trưởng khoa sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản TW – Trưởng khoa Nhi – PKĐKQT Thanh Chân sẽ hướng dẫn cách sơ cứu khi trẻ bị đột quỵ kịp thời.
Theo bác sỹ, đột quỵ xảy ra khi những tế bào não bị chết do sự lưu thông máu lên não bị tắc nghẽn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này ở trẻ em thường do cấu tạo mạch máu bất thường, mắc bệnh lý tim bẩm sinh, vận động quá sức và ước tính khoảng 1/3 các trường hợp đột quỵ không xác định được chính xác nguyên nhân. Nếu như không được sơ cứu kịp thời trẻ có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nặng nề (khoảng 30-40% gặp biến chứng thần kinh, 10% trẻ tử vong ngay). Chính vì vậy, việc nhận biết sớm những dấu hiệu và có hướng sơ cứu kịp thời là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Những dấu hiệu cảnh báo.
– Đột ngột tê liệt chân tay, liệt mặt hay co rút các cơ.
– Mất khả năng ngôn ngữ hay diễn đạt khó khăn.
– Mất thị lực đột ngột.
– Mất khả năng thăng bằng dẫn đến té ngã.
– Mất khả năng phối hợp vận động giữa các cơ quan trên cơ thể.
– Đau đầu, chóng mặt, choáng ngất.
Cách sơ cứu khi trẻ bị đột quỵ
Theo các bác sỹ phòng khám nhi Thanh Chân cho biết, trung bình cứ khoảng 1 phút chậm trễ là có tới 2 triệu nơron thần kinh của trẻ bị mất đi khiến cho trẻ dễ tử vong hoặc tàn phế nhiều hơn. Chính vì vậy, ngay khi trẻ có những dấu hiệu trên cha mẹ cần tỉnh táo và nhanh chóng sơ cứu trẻ kịp thời. Thông thường, trong 3 giờ đầu tiên kể từ khi trẻ có dấu hiệu đột quỵ được đánh giá là “khoảng thời gian vàng” để sơ cứu, ngoài thời gian này những tổn thương tại các mô não sẽ nặng nề và rất khó hồi phục.
Như vậy, khi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cha mẹ cần phải:
– Lấy xe đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu thông báo tình trạng khẩn.
Trong lúc chờ xe đến người nhà cần phải chú ý:
– Tuyệt đối không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì bởi có thể gây sặc, nghẹn.
– Không tự ý cho trẻ uống thuốc bởi có thể gây ra những tác dụng phụ.
– Đặt trẻ lên một mặt phẳng nằm ngang (tránh đặt ở những nơi mềm, lún vì có thế khiến tư thế đầu của trẻ bị lệch vẹo).
– Đặt trẻ nằm tại chỗ thông thoáng, nghiêng người trẻ sang một bên nếu có biểu hiện nôn ói. Mục đích của việc này là để tránh thức ăn đi vào đường hô hấp gây nghẹt thở
– Nếu trẻ bị liệt cần đặt trẻ nằm nghiêng người về bên không bị liệt.
– Dùng khăn lau sạch đờm, dãi trong miệng (nếu có) để tránh nghẹt thở.
– Bên cạnh việc thực hiện những động tác trên người nhà cần chú ý kiểm tra mạch đập của trẻ thường xuyên, tiến hành hô hấp nhân tạo chờ đến khi có cứu hộ đến.
Mặc dù thoát khỏi nguy hiểm song những trẻ từng mắc đột quỵ lại rất dễ tái phát và những lần sau thường nặng hơn so với những lần trước. Chính vì vậy cha mẹ cần có biện pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ cho trẻ. Nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, không cho trẻ vui chơi quá sức, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng, không chơi dưới ánh nắng trực tiếp, cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho trẻ…
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn