Phòng tránh tai nạn bỏng ở trẻ tại nhà
17 Tháng 06 2016 | 418
Theo ước tính, tai nạn bỏng là một trong những tai nạn thường xảy ra ở nhà và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, hè là thời điểm các con được nghỉ ngơi nên càng có cơ hội tiếp xúc với những tác nhân gây bỏng trong gia đình nhiều hơn. Những vết bỏng không chỉ khiến bé hoảng sợ, để lại các di chứng suốt đời mà nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong. Vậy làm thế nào để phòng tránh nguy cơ bị bỏng ở nhà cho trẻ? Trong nội dung này, dưới sự tư vấn của các bác sỹ đến từ phòng khám Nhi Thanh Chân chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn.
Nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường sống
Sự việc một bé gái 5 tuổi sống tại TP HCM nhập viện và được bác sỹ chẩn đoán bỏng lên tới 75%, có dấu hiệu nhiễm trùng, hô hấp yếu đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Nguyên nhân gây ra sự việc đau lòng trên đó là do trong lúc gia đình dọn hàng bán cháo, bé vui chơi gần đó và vô tình bị than hoa bén vào người. Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị bỏng mà nạn nhân lại là trẻ nhỏ song sự việc đau lòng này như một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các gia đình: Hãy nâng cao cảnh giác để bảo vệ con em khỏi những hiểm họa từ cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta có thể thấy rằng trong cuộc sống xung quanh tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của trẻ:
– Bỏng nhiệt. Theo ước tính bỏng nhiệt chiếm đến hơn 90% các trường hợp bỏng ở trẻ em. Một số tác nhân có thể kể đến như: bỏng do lửa (xăng cháy, lửa bếp than, lửa bếp ga, đốt rác…), bỏng nước nóng, bỏng bô xe máy, bỏng do bàn là…
– Bỏng điện. Đây là trường hợp bỏng khá phổ biến và nguy hiểm nhất. Việc trẻ thường xuyên vui chơi ở những nguồn điện, dây điện hở, đường điện cao thế, nghịch các thiết bị điện…đều là những nguyên nhân gây ra tình trạng bỏng điện và có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức.
– Bỏng hóa chất. Đa phần những trường hợp bỏng hóa chất là do người lớn để hóa chất bên ngoài, trong tầm với của trẻ em, trẻ chơi đùa khiến hóa chất đổ vãi, trẻ là nạn nhân của các vụ tạt axit…
Làm gì để phòng tránh nguy cơ bị bỏng ở trẻ?
Mặc dù những yếu tố nguy cơ luôn tiềm ẩn xung quanh song theo các bác sỹ phòng khám Thanh Chân, chúng ta có thể phòng ngừa và bảo vệ trẻ nếu thực hiện tốt các chỉ dẫn sau:
– Phòng tránh với các thiết bị điện. Lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn, lắp cao khỏi tầm với của trẻ, sử dụng các loại ổ cắm có lắp đậy, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các thiết bị để tránh rò rỉ, không để bé chơi gần các nguồn điện cao thế, không tiếp xúc với dây điện đặc biệt khi trời ẩm ướt…
– Phòng tránh với các vật dụng trong gia đình. Đối với các vật dụng trong nhà như phích nước, bàn là, nến, đèn cồn, máy sấy tóc…đều có thể là tác nhân gây bỏng ở trẻ. Chính vì vậy cha mẹ cần lưu ý để các vật dụng tránh xa tầm với của trẻ, sau khi sử dụng song cần cất ngay tránh để trẻ chơi đùa.
– Phòng tránh trong không gian bếp. Bếp là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ và gây bỏng nhất trong gia đình. Để đảm bảo an toàn cho trẻ cha mẹ không nên cho trẻ vào bếp 1 mình, không để trẻ nghịch lửa, thiết kế bếp có vách ngăn tránh để lửa tạt ra ngoài, kê bếp cao tránh để trẻ với hay té ngã…
– Giáo dục, nâng cao nhận thức của trẻ. Đối với những trẻ lớn bên cạnh việc bố trí đồ đạc trong nhà cha mẹ cũng nên giáo dục trẻ về cách phòng tránh trước những tai nạn có thể xảy ra, hướng dẫn trẻ tự sơ cứu khi gặp sự cố bất ngờ.
Hi vọng với những chia sẻ trên đã giúp các bậc phụ huynh có thêm được những kiến thức trong việc phòng ngừa tai nạn bỏng cho trẻ ngay tại gia đình để trẻ đón một kỳ nghỉ hè an toàn và ý nghĩa. Nếu như quý vị còn bất cứ thắc mắc nào có thể liên lạc theo số máy 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để các bác sỹ của phòng khám nhi tư vấn cụ thể hơn nữa.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn