Cách ngừa chứng trầm cảm sau sinh
20 Tháng 06 2016 | 220
Sau 9 tháng đợi chờ giây phút chứng kiến con yêu cất tiếng khóc chào đời chắc hẳn khiến không ít gia đình vỡ òa trong hạnh phúc. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng để có được niềm hạnh phúc lớn lao đó người phụ nữ của chúng ta phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm, mệt mỏi, căng thẳng hay trầm trọng hơn đó là mắc chứng trầm cảm. Có rất nhiều phương pháp để cải thiện chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh tuy nhiên tại sao bạn lại không tự trang bị những kiến thức cần thiết để phòng tránh nguy cơ rơi vào tình trạng này? Với sự tư vấn của các bác sỹ phòng khám phụ khoa Thanh Chân, trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn các cách phòng ngừa chứng bệnh này.
Trầm cảm sau sinh là một trạng thái tinh thần tiêu cực của các sản phụ sau khi trải qua quá trình sinh nở đầy khó khăn. Những dấu hiệu của chứng bệnh này khá đa dạng như: sản phụ thường xuyên cảm thấy buồn bã, dễ xúc động, dễ khóc, lo lắng một cách thái quá, dễ cáu gắt, ăn uống thất thường, mất ngủ, đãng trí..Không ít trường hợp đã vượt qua chứng bệnh này và kể lại họ từng phải trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn trong cuộc đời. Có rất nhiều người cảm thấy căm ghét, sợ hãi mỗi khi nhìn thấy con hoặc nghe thấy tiếng khóc của con, có người thì lại cảm thấy tức giận khi ai đó có ý bế ẵm hoặc chạm vào con của mình, nhiều người lại cảm thấy sợ hãi và chỉ muốn bế con ở chặt trong phòng, không muốn tiếp xúc với người lạ…Nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chứng trầm cảm sau sinh này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Cụ thể như sản phụ thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mất ngủ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi khiến đứa trẻ không được yêu thương và chăm sóc tốt nhất. Đối với những người trong gia đình chứng bệnh trầm cảm của thai phụ sẽ khiến rạn nứt tình cảm, xa cách, mâu thuẫn khó có thể dung hòa. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp thai phụ có ý định tự sát, giết hại đứa con, đập phá hoặc làm hại những người xung quanh.
Các cách ngừa chứng trầm cảm sau sinh hiệu quả:
– Sẵn sàng ngay từ khi 2 vạch.
Theo các bác sỹ, có rất nhiều cách để ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh mà chị em có thể áp dụng ngay từ khi mang bầu. Để tránh rơi vào hoàn cảnh trên chị em hãy chủ động phòng ngừa ngay từ khi biết mình mang thai. Việc tìm hiểu những thông tin về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi, những thay đổi của cơ thể trước và sau khi sinh, trò chuyện với con từ khi còn trong bào thai…là những biện pháp rất tốt để ngăn ngừa chứng bệnh này.
– Chuẩn bị tâm lý thật tốt khi sinh nở.
Nhiều thai phụ khi nghĩ đến việc trải qua cơn đau đẻ thì vô cùng sợ hãi. Tuy nhiên, thay bằng nỗi sợ đó chị em hãy cho rằng đó là một việc làm nhẹ nhàng, ý nghĩa, tất cả mọi người đều vượt qua được tại sao mình lại không? Bạn hãy nghĩ đến giây phút chào đón con yêu cất tiếng khóc chào đờ sau những ngày tháng đợi chờ để thấy rằng việc sinh nở thật dễ dàng và ý nghĩa biết bao.
– Nhờ người giúp đỡ.
Trong và sau khi sinh sự giúp đỡ của những người thân, những người có kinh nghiệm như chị em gái, cô, dì, mợ hay mẹ sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều. Theo các nghiên cứu cho thấy rằng đa phần sản phụ rơi vào tình trạng căng thẳng là do cơ thể mệt mỏi chưa phục hồi nhưng lại phải gồng mình để chăm sóc con nhỏ. Sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm trong việc tắm giặt, thay tã, bế ẵm sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
– Trò chuyện nhiều hơn.
Nếu như bạn cảm thấy bức xúc, ức chế hay không hài lòng với bất cứ ai, bất cứ việc gì thì nên chia sẻ với mọi người, không nên giữ trong lòng. Việc kìm nén cảm xúc lâu ngày sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, sinh ra cảm giác ức chế và dễ dẫn đến cảm giác buồn bực, cô lập, tự kỉ. Bạn có thể chia sẻ những khó khăn, suy nghĩ của mình với chồng, mẹ hay chị em gái để có được sự đồng cảm và mọi người hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, khi trò chuyện bạn cũng cần tránh thái độ nổi nóng, ngôn từ thái quá dễ làm đối phương bị ức chế, khó chịu. Bạn cũng có thể trò chuyện với con để nâng cao sự kết nối cũng như thúc đẩy các giác quan của bé phát triền.
Nếu như thực hiện tốt những chỉ dẫn trên đây bạn đã có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh lên đến 90% rồi đấy. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta thực sự khỏe mạnh để cùng chăm sóc con yêu phải không nào? Hãy gửi những băn khoăn của quý vị về hòm thư của phòng khám để được các bác sỹ của phòng khám phụ khoa Thanh Chân tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn