Cảnh báo: Trẻ dễ tử vong do rung lắc mạnh
02 Tháng 07 2016 | 300
Khi trẻ quấy khóc hay trong lúc bế ẵm, chơi đùa nhiều người thường có thói quen đong đưa, rung lắc cho trẻ. Việc làm này tưởng chừng như vô hại song ít ai biết được rằng nếu rung lắc quá mạnh lại là nguyên nhân gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở não bộ hoặc nguy hiểm hơn đó là có thể khiến trẻ tử vong!
Hậu quả đau lòng từ sự vô tình và thiếu hiểu biết
Theo các tài liệu báo cáo của các tổ chức y tế thế giới, ngày càng nhiều trẻ mắc các chấn thương về sọ não. Điều đáng lưu ý đó là có đơn hơn 1/3 các ca chấn thương ở trẻ nhỏ là do chứng rung lắc (hay còn gọi là Shaken baby syndrome) của người lớn gây ra. Chỉ tính riêng tại Mỹ, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1000 trường hợp trẻ tử vong vì chứng này.
Hội chứng Shaken baby syndrome thường xảy ra khi người lớn chăm sóc, đùa giỡn với trẻ và có những động tác làm thay đổi tư thế đột ngột như: bế bổng, đong đưa quá mạnh, tung bé lên cao, đẩy võng, đưa nôi thật mạnh, bé đang nằm bế thốc ngay bé dậy… Nguy hiểm hơn nếu đầu trẻ vô tình bị va chạm mạnh với những bề mặt cứng như bàn, ghế, sàn nhà, tưởng, tủ hậu quả còn nặng nề hơn rất nhiều như vỡ sọ, nứt sợ, đứt dây thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc rung lắc trẻ trong khoảng 5 giây cũng có thể để lại những tổn thương về não bộ vô cùng nguy hiểm hoặc tử vong.
Lý giải nguyên nhân gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ các bác sỹ ở phòng khám Thanh Chân cho biết: Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các chấn thương sọ não do đầu trẻ có khối lượng khá lớn trong khi những tháng đầu đời khối cơ tại cổ trẻ quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu trẻ khi bị lắc mạnh. Mặt khác, do tế bào não của trẻ tổ chức còn lỏng lẻo, bó trục dây thần kinh Myelin còn chưa hoàn thiện nên khi gặp phải quán tính và gia tốc quá lớn sẽ dễ bị đứt gẫy, phù nề. Tổn thương phố biến nhất do rung lắc gây ra đó là xuất huyết não. Xuất huyết não có thể xảy ra tại bất cứ vị trí nào bên trong hộp so, tuy nhiên khoang dưới nhện là vị trí dễ bị tổn thương nhất. Theo thống kê, có khoảng hơn 1/3 các ca trẻ bị xuất huyết não với số lượng nhiều gây ra tình trạng thiếu oxy não, tăng áp lực hộp sọ, đè nén, chèn ép các dây thần kinh trung tâm.
Rất nhiều cha mẹ khi chăm con thấy trẻ quấy khóc, bỏ bú, da tím tái, sắc mặt kém, mất ngủ…thường nghĩ đến nguy cơ mắc các một bệnh nào đó mà ít nghĩ đến nguy cơ tổn thương não. Chỉ khi trẻ có những biểu hiện cụ thể như da tím tái, khó thở, xuất huyết tai, phù nề…mới đưa trẻ đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Bảo vệ con yêu khỏi nguy hiểm từ sự rung lắc
Theo các bác sỹ, những tổn thương não bộ ở trẻ do hội chứng rung lắc thường rất khó phát hiện. Những phương pháp như chụp cắt lớp vi tính, siêu âm thóp, chụp cộng hưởng từ…rất tốn kém song cũng tỏ ra không có tác dụng lớn trong việc chẩn đoán các tổn thương này. Việc phát hiện đã khó song việc điều trị những tổn thương tại não bộ của trẻ còn khó hơn và những biến chứng để lại thì vô cùng nặng nề. Chính vì vậy, các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chủ động phòng tránh trẻ khỏi nguy cơ mắc phải. Cụ thể:
Cũng chỉ vì chủ quan, thiếu hiểu biết nên không ít gia đình đã vô cùng ân hận khi đẩy con vào những nguy hiểm khi muốn chăm sóc, nuôi dạy cũng như chơi đùa cùng con. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đã giúp các mẹ hiểu hơn về sự nguy hiểm của chứng rung lắc từ đó có thêm kinh nghiệm để chăm sóc và bảo vệ con yêu được tốt nhất.
Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào về việc chăm sóc sức khỏe con yêu, đừng ngần ngại, hãy nhấc máy và gọi đến hotline 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để các chuyên gia của phòng khám tư vấn và giải đáp tận tình.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn