Tư vấn bệnh lý Tim Mạch – Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga
04 Tháng 01 2017 | 425
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga được biết đến với tư cách vừa là con gái vừa là học trò xuất sắc của Giáo Sư Phạm Gia Khải. Tiến Sĩ Tuyết Nga là một trong những cộng sự đắc lực của Giáo sư Khải trong quá trình khám và điều trị tim mạch. Cô đã cùng bố của mình (Giáo sư Phạm Gia Khải) khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như: cao huyết áp, động mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim,….
Ngoài ra, Tiến sĩ Tuyết Nga còn là Trưởng khoa C2 – Khoa Điều trị Tích Cực – Viện Tim Mạch Việt Nam, Thành viên Hiệp hội Tim Mạch Việt Nam. Với những kinh nghiệm đúc kết được từ quá trình hỗ trợ và thăm khám tim mạch với Giáo sư tim mạch hàng đầu Việt Nam “Phạm Gia Khải” Tiến sĩ Tuyết Nga đã và đang là một trong những tiến sĩ tim mạch hàng đầu Việt Nam.
Sau đây là một số câu hỏi bệnh nhân gửi đến Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga và được tiến sĩ giải đáp.
- Bố tôi năm nay 75 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, vậy xin hỏi Tiến Sĩ Nga huyết áp như vậy có phải là bình thường không? Xin cho biết phân mức độ THA.
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr)≥ 90 mmHg.
THA được phân độ như sau:
– Khi HATT và HATTr nằm ở hai mức độ khác nhau, chọn mức độ cao hơn đã phân loại. Ví dụ: HATT là 160 mmHg, HATTr là 80 mmHg (trường hợp của bố bạn): THA độ 2. THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức độ 1, 2 hay 3 theo giá trị của HATT.
- Tôi bị nhồi máu cơ tim cấp, đã được can thiệp đặt stent động mạch vành? Sau bao lâu tôi có thể đi làm trở lại được? (Đỗ Đức Quang, 70 tuổi, Bắc Ninh)
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Về vấn đề hoạt động thể lực sau khi đặt stent, trong tuần đầu tiên sau đặt stent, bác không nên lái xe, du lịch xa, đi xe đạp, khuân vác hoặc các hoạt động thể lực nặng, tham gia bất kỳ môn thể thao nào, ngoại trừ đi bộ trên mặt phẳng.Bác có thể rời khỏi giường như bình thường nhưng cố gắng nghỉ ngơi tối đa trong hai ngày đầu (sau đó tăng dần mức thể lực), đi bộ không quá 10 phút với lực bước tăng dần, có thể nấu ăn nhưng không nên đứng lâu quá 20 phút. Sang tuần thứ hai có thể tăng dần mức thể lực trong sự thoải mái cho phép, đi bộ xa hơn một chút nhưng không nên chạy bộ. Về lâu dài, bác có thể tham gia các hoạt động thể lực bình thường và các môn thể thao trong sự cho phép của bác sĩ tim mạch. Môn được khuyến cáo là đi bộ ít nhất 30 phút, năm lần mỗi tuần. Nếu thấy đau ngực xuất hiện hoặc khó thở quá mức, bác nên ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên lạc với bác sĩ. Bác có thể trở lại làm việc sau 1-2 tuần, nhưng nên giảm giờ làm trong tuần đầu tiên để tránh mệt mỏi quá mức hay đi làm vào giờ cao điểm. Nếu công việc liên quan đến khuân vác nặng, nên chuyển sang khuân vác nhẹ trong thời gian đầu.
- Chào bác sĩ, tôi là Long, 79 tuổi, dạo này tôi thấy đau thắt ở ngực trái rồi có những lúc đau âm ỉ và cảm thấy rất mệt, như vậy tôi bị đau tim không. Và điều trị như thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Trường hợp của bác cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp, làm các xét nghiệm: điện tim đồ, siêu âm tim, chụp Xquang tim phổi và các xét nghiệm sinh hóa máu như: đường máu, creatinin, Troponin T… và tùy theo kết quả xét nghiệm các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho bác.
4. Kính gửi bác sĩ mẹ tôi năm nay 65 tuổi, khám tổng quát lần 1: HA 170/90, lần 2: HA 184/77, kết luận cao huyết áp, tăng axit uric, van động mạch chủ dày nhẹ hở 1/4. Xin hỏi tình trạng như vậy có nguy hiểm không và tôi nên chăm sóc mẹ như thế nào ạ?
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Trường hợp của mẹ bạn là tăng huyết áp độ 3, được xếp vào loại tăng huyết áp nặng, cần phải được điều trị khẩn cấp, tích cực và phải được sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Còn tăng acid uric thì trong thư bạn không nói rõ con số là bao nhiêu, mẹ bạn có bị sưng đau khớp ngón chân cái không, có bị suy thận không, siêu âm bụng có sỏi thận không nên tôi không thể trả lời cho bạn được. Hở van động mạch chủ 1/4 là mức độ nhẹ, khá thường gặp ở người lớn tuổi, nếu các chỉ số khác trên siêu âm tim của mẹ bạn bình thường thì không có gì đáng ngại, không phải điều trị gì.
5. Con tôi được chẩn đoán bệnh thấp tim, bác sỹ nói cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim có tác dụng gì? Có nguy hiểm gì không? Tiêm đến khi nào?
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
- Tác dụng của tiêm phòng thấp: Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever) vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt nam) và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6-15 tuổi, nhưng không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa. Thấp tim gây ra bởi Liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A dẫn đến tổn thương các cấu trúc van tim, tiến triển dần gây dày, co kéo, vôi hóa tổ chức van tim. Bệnh thấp tim rất hay tái phát, đặc biệt trong thời kỳ thiếu nhi và thanh niên, mỗi lần tái phát làm cho bệnh tim có thể nặng lên, các tổn thương van tim tiến triển nhanh hơn. Tuy nhiên, thấp tim có thể phòng ngừa được bằng cách giáo dục tốt chế độ vệ sinh phòng bệnh, khi có viêm họng do liên cầu cần điều trị sớm, đầy đủ, và đặc biệt, khi phát hiện bị thấp tim cần được quản lý theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp đầy đủ. Tiêm phòng thấp là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa thấp tim tái phát, hạn chế tiến triển của bệnh van tim do thấp.
- Những nguy cơ của tiêm phòng thấp
Thuốc dùng để tiêm phòng thấp là penicillin tác dụng chậm. Cũng giống như các kháng sinh khác, tác dụng không mong muốn của thuốc có thể gặp đầu tiên là phản ứng dị ứng với thuốc biểu hiện ở các mức độ từ nhẹ như mẩn ngứa, nổi mề đay, nặng hơn có thể có biểu hiện shock phản vệ. Trước khi tiêm phòng thấp, tất cả các bệnh nhân đều được thử phản ứng trước, nhằm làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra phản ứng không mong muốn với thuốc. Một số tác dụng phụ khác cũng có thể gặp là đau vị trí tiêm, do tiêm không đúng kĩ thuật, chảy máu, hay tiêm vào thần kinh tọa có thể gây liệt chân bên tiêm (ít gặp).
3.Thời gian tiêm phòng thấp
– Bắt đầu tiêm phòng thấp ngay sau khi điều trị đợt thấp tim cấp.
– Thời gian tiêm phòng thấp thay đổi tuỳ theo tình trạng bệnh: Thấp tim lần đầu hay tái phát nhiều lần, bệnh thấp tim có ảnh hưởng đến tim và các van tim hay chưa, mức độ ảnh hưởng đến van tim như thế nào…
– Thông thường thời gian tiêm phòng thấp tùy theo từng bệnh nhân cụ thể như sau:
+ Thấp tim có viêm cơ tim, để lại di chứng van tim: ít nhất 10 năm và ít nhất đến 40 tuổi, có thể rất lâu dài.
+ Thấp tim có viêm tim nhưng chưa để lại di chứng van tim: ít nhất 10 năm cho đến tuổi trưởng thành, một số trường hợp lâu hơn.
+ Thấp tim không có viêm tim: 5 năm, nếu trong 5 năm có 1 lần tái phát thì tiêm phòng đến 21 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp.
6. Tôi được biết hiện nay có phương pháp chụp động mạch vành qua đường ống thông để chẩn đoán chính xác bệnh động mạch vành, phương pháp này như thế nào? Có nguy hiểm không? Khi nào cần làm và chuẩn bị ra sao?
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Chụp động mạch vành qua đường ống thông là phương pháp thăm dò chảy máu nhằm đưa thuốc cản quang vào động mạch vành để chẩn đoán một số bệnh lý của động mạch vành giúp cho người thầy thuốc có phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Để thực hiện, người ta đưa 1 dây dẫn rất nhỏ và luồn 1 ống thông đi từ động mạch ở vùng bẹn hoặc động mạch cổ tay đến các động mạch vành là mạch máu nuôi tim. Một lượng nhỏ thuốc cản quang sẽ được bơm qua ống thông vào mạch vành. Dưới màn hình huỳnh quang các BS sẽ quan sát và ghi nhận lại các vị trí hẹp, mức độ hẹp cũng như tốc độ của dòng máu chảy qua chỗ hẹp để quyết định có cần can thiệp hay mổ bắc cầu động mạch vành hay không.
Những biến cố có thể gặp:
– Bầm tụ máu, chảy máu, nhiễm trùng tại chổ chọc kim.
– Dị ứng với chất cản quang: Từ nhẹ là nổi mẩn ngứa, phản ứng sốt cho đến nặng là sốc với tụt huyết áp trầm trọng.
– Tắc nghẽn hay vỡ động mạch vành.
– Nhồi máu cơ tim, co thắt động mạch vành, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não…
– Suy thận cấp do thuốc cản quang: thường ít gặp với lượng thuốc cản quang dùng để chụp động mạch vành.
Chỉ định của chụp động mạch vành qua đường ống thông:
- Nhồi máu cơ tim cấp.
- Đau ngực không ổn định.
- Đau ngực ổn định: Chỉ định ở những bệnh nhân đáp ứng điều trị nội khoa kém hoặc có nguy cơ cao với các nghiệm pháp gắng sức (NPGS) dương tính.
- Nghiệm pháp gắng sức dương tính:
- Rối loạn nhịp thất.
- Rối loạn chức năng thất trái: Những bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái với EF <40% mà không rõ căn nguyên.
- Bệnh van tim: Những bệnh nhân có bệnh lý van tim cần phẫu thuật tuổi > 40 (nam) và > 50 (nữ).
- Các tình huống khác:
+ Có tách thành ĐM chủ mà có liên đới đến ĐM chủ lên.
+Một số bệnh tim bẩm sinh để tìm hiểu dị dạng ĐMV có thể kèm theo. Thường tiến hành cùng thông tim phải để chẩn đoán, đo đạc áp lực, luồng thông,…
Cách thực hiện thủ thuật can thiệp động mạch vành:
- Gây tê vùng bẹn hoặc cánh tay. Bệnh nhân sẽ tỉnh táo hoàn toàn trong suốt quá trình làm thủ thuật, và có thể thực hiện một số động tác theo yêu cầu bác sĩ như: hít sâu, nín thở, ho,….
- Sử dụng một kim chọc đặc biệt đâm vào ĐM đùi hoặc ĐM quay. Đặt một ống dẫn (introducer sheath) vào ĐM đùi hoặc ĐM quay.
- Qua introducer sheath, luồn ống thông từ ĐM đùi hoặc ĐM quay đến ĐM chủ và ĐM vành của tim dưới sự hướng dẫn của X-Quang.
- Bơm thuốc cản quang vào ĐMV phải và trái để chụp ĐMV, sẽ phát hiện chổ hẹp hay tắc ĐMV.
- Đưa bóng vào và bơm bóng lên để nong chỗ hẹp ĐMV.
- Sau đó đặt giá đỡ (stent) để giữ cho lòng ĐM không bị hẹp trở lại.
7. Tôi 52 tuổi, bị đau đầu dữ dội, đo huyết áp lên tới 170/118, phải đi cấp cứu, qua xét nghiệm bác sĩ kết luận: rối loạn tiền đình, rối loạn tiền mãn kinh, viêm xoang sàng 2 bên dày đặc, đau đầu do “vận mạch”; mặc dù đã uống thuốc nhưng bệnh chỉ bớt tạm thời chứ không hết, hiện đầu vẫn cứ đau âm ỉ hoài và huyết áp không ổn định.
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Trường hợp của bạn là tăng huyết áp độ 3, là loại tăng huyết áp nặng, cần điều trị khẩn cấp, tích cực và cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Một trong các triệu chứng của tăng huyết áp là đau đầu (tuy nhiên, đau đầu có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác). Theo như bạn nói thì hiện nay bạn vẫn đau đầu và huyết áp không ổn định, như vậy ít nhất là về mặt huyết áp bạn cần phải được theo dõi và điều trị chặt chẽ hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Để chẩn đoán đúng viêm xoang sàng trong trường hợp này bạn cần phải được khám bởi bác sĩ Tai mũi họng để có phương pháp điều trị thích hợp song song với điều trị huyết áp.
8. Toi bi benh mach vanh(hep dong mach vanh 40,50%)dang dieu tri noi khoa.vay toi co tap yoga duoc khong? va nho phong kham gioi thieu giup toi o dau co may do dien tim the he moi(may VP 1000 plus hieu OmRon cua nhat ban)xin cam on. Nguyen Dinh Quy
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Động mạch vành của bác hẹp 40- 50% chưa phải là quá nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh động mạch vành bị hẹp đến 50% đường kính mà vẫn không gây ra triệu chứng vì chưa làm giảm đáng kể lưu lượng máu. Với tình trạng của bác hiện nay, để điều trị bệnh hiệu quả nhất thì bác nên kết hợp nhiều giải pháp cùng lúc, chẳng hạn như:
– Dùng thuốc duy trì hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ
– Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng qua những hình thức như đi bộ, thiền, yoga,…
– Trong chế độ ăn uống, cần hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn, thay vào đó là nên tăng cường rau, củ, quả tươi màu xanh đậm, cá, dầu thực vật…
Về máy đo điện tim mà bạn hỏi: hiện nay ở Việt Nam chưa có bán máy ghi điện tim cầm tay, còn máy VP 1000 plus hiệu Omron không phải là máy ghi điện tim mà đây là máy scan mạch không xâm lấn giúp xác định tình trạng xơ vữa động mạch.
9. Mình là sinh viên đa khoa năm 4 ,bà nội mình 82 tuổi,tăng huyết áp trên 10 năm,điều trị không thường xuyên,huyết áp tâm thu thường xuyên là 170 đến 180,có khi lên đến 210 kèm theo hoa mắt,đau đầu,ngoài ra không có bệnh lý đi kèm như ĐTĐ,hen. hơn 1 năm nay mình cho bà dùng 2 viên amlodipin 5mg vào buổi sáng nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu dưới 150,mà thường là 155/70. mình muốn hỏi là bây giờ nên thay đổi thuốc điều trị cao huyết áp như thế nào là tốt nhất cho bà nội. Xin cảm ơn ! Lê quang Huy.
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Trường hợp bà của bạn là tăng huyết áp độ 3 (tăng huyết áp nặng). Bạn đã cho bà dùng 2 viên Amlodipin 5 mg nhưng vẫn chưa đạt huyết áp mục tiêu. Bạn cần đưa bà đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để thăm khám cụ thể, làm các xét nghiệm cần thiết như: siêu âm tim, xét nghiệm máu (xem có suy thận không…), siêu âm Doppler động mạch thận, xét nghiệm nước tiểu…từ đó các bác sĩ mới quyết định nên cho bà dùng thuốc như thế nào.
10. Em tên Võ Thành Đô, sn 1994, giới tính nam. Em có thói quen thức khuya, mỗi ngày đều thức đến 2, 3h sáng mới ngủ, 12h trưa thức dậy, kéo dài 4 năm rồi. Thứ 2, e bị nghiện thủ dâm, hầu như mỗi ngày đều 1 lần, cũng kéo dài khá lâu. Ngoài ra còn có thói quen uống trà đá đường, mỗi ngày 2 phích loại 1l, có khi còn thêm xíu cà phê cho thơm. Em ít vận động, hầu như đầu năm nay đến giờ chỉ ăn rồi nằm. 17/10 em đến bệnh viện khám, bs chẩn đoán là RLTĐ, Thiếu máu cục bộ cơ tim. Sau 1 tuần em đến khám thì bs cho đo điện tim, đo huyết áp xong kết luận là: THA, Đau thắt ngực. Cho thuốc gồm: 1 – Cardivasor ngày 1v buổi sáng 2 – Hismedan ngày 1v sáng chiều 3 – Usarclopi 75mg ngày 1v buổi sáng 4 – Domitral ngày 2v sáng chiều 5 – Paracetamol ngày 2v sáng chiều Khi em uống thuốc thì đỡ nhiều, và hết 1 tuần thuốc thì không có triệu chứng gì khó chịu nữa. Em lại bắt đầu các thói xấu trên, thì bị lại. Triệu chứng là: đau ngực trái, có khi đau sang tay trái, hơi nặng thở. Thường vào buổi sàn ngủ dậy thì đau 1 lúc rồi hết. Hoặc đang nằm nghỉ thì đau 1 lúc rồi hết. Thỉnh thoảng kèm theo hơi choáng, mặt nóng phừng.
Bệnh của e có nguy hiểm không ạ? Dùng thuốc có thể trị dứt không ạ? Em nghe nói bệnh này phải phẫu thuật, có thật không ạ? Hoặc nếu trị hết rồi mà em vẫn tiếp diễn các thói xấu trên thì có bị tái lại không ạ? Bs tư vấn giúp em, xin cảm ơn!
Trả lời:
Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga:
Hoạt động thể lực vừa sức, và đúng giờ, là một cách tự rèn luyện tốt, vì không những làm khí huyết lưu thông, các thụ thể hoạt động tích cực (thụ thể là vị trí các chất chuyển hóa được kích hoạt, như glucose, lipid, huyết áp…), và cơ thể được “đánh thức dậy một cách tích cực”, ý trí con người được tăng cường.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn