Cảnh báo nắng nóng gây cảm nhiệt ở trẻ em
02 Tháng 06 2017 | 239
Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lên tới 40 độ C. Thời tiết này dễ khiến mọi người, nhất là người già và trẻ em cảm thấy mất sức, mất nước, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không nhận ra con mình bị cảm nhiệt.
Cảm nhiệt là gì?
Cảm nhiệt còn gọi là đột quỵ nhiệt. Người bị cảm nhiệt có nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C, khó điều chỉnh bằng các biện pháp sơ cứu tại chỗ.
Cảm nhiệt được phân thành hai loại là say nóng và say nắng. Say nóng sẽ xảy ra khi tiếp xúc quá lâu hoặc quá nhiều với môi trường có nhiệt độ cao hoặc trong quá trình hoạt động thể lực cường độ cao. Say nắng là do tiếp xúc với ánh nắng quá lâu.
Các dấu hiệu của cảm nhiệt có thể thay đổi, hoa mắt, chóng mặt, có hành vi bất thường khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian quá lâu, bị chuột rút, mặt đỏ, nhức đầu, khát nước, cơ thể nóng và khô, buồn nôn, nhức mỏi cơ bắp, ngất xỉu.
Cảm nhiệt nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây rối loạn thần kinh, tổn thương tim hoặc thận, hôn mê, thậm chí gây tử vong.
Sơ cứu bệnh nhân bị cảm nhiệt như thế nào?
Khi bị cảm nhiệt, cần cho bệnh nhân tắm qua bằng nước nguội để giảm nhiệt độ cơ thể. Nếu không có điều kiện tắm, hãy làm ẩm quần áo họ đang mặc. Bệnh nhân cần được uống nước đều đặn, đặc biệt là nước khoáng có ga.
Nếu bệnh nhân có các biểu hiện bất thường như mắt trũng, lưỡi và môi khô hoặc bất tỉnh thì để người bệnh nằm ngửa ở nơi thoáng mát và gọi xe cấp cứu.
Phòng tránh cảm nhiệt như thế nào?
Để tránh cảm nhiệt, hãy bù nước cho cơ thể thường xuyên, ngay cả khi không cảm thấy khát. Nên uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ, đừng đợi đến khi cảm thấy khát mới uống. Bạn có thể uống nước chanh tươi pha với một nhúm muối để cơ thể lại sức nhanh chóng. Đặc biệt, nên hạn chế sử dụng trà, cà phê và nước sô-đa vì chúng thúc đẩy bài tiết nước tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
Cố gắng ăn uống đầy đủ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều nước như sữa chua, dưa hấu, dưa vàng, cà chua, dưa chuột…
Nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mát và màu sắc sáng để tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường. Nếu đi ra ngoài, nên đội mũ rộng vành để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu có dấu hiệu chóng mặt khi đang làm việc ngoài trời, hãy nhanh chóng vào nơi có bóng mát để nghỉ ngơi.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn