Cần làm gì khi có triệu chứng suy giãn tĩnh mạch?
26 Tháng 08 2017 | 186
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính mà van tĩnh mạch bị tổn thương, không đẩy máu lưu thông tốt, gây ứ đọng máu, tạo ra các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đau), lâu dần gây giãn các tĩnh mạch. Bệnh gặp ở 35% người trưởng thành nhưng nhiều người không biết mình mắc bệnh.
Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch
Giai đoạn mới bắt đầu
Giai đoạn này, người bệnh xuất hiện một số hiện tượng như: đau chân, mỏi chân, cảm giác đi lại rất mỏi khi đi giày cao gót. Với những người làm công việc văn phòng hay những người lái xe, thì căn bệnh này xuất hiện nhiều hơn cả. Khi đi ngủ về ban đêm, thường có cảm giác như bị kiến cắn ở vùng cẳng chân. Tuy nhiên, những biểu hiện này rất khó phát hiện và chúng chỉ thoáng qua, do đó một số người không để ý và thường bỏ qua.
Giai đoạn tiến triển bệnh
Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này có thể là phù chân hoặc cảm giác nặng nề hơn trong việc đi lại. Vùng cẳng chân của người mắc bệnh sẽ xuất hiện chàm da, có thể thay đổi màu sắc da. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau, khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn.
Giai đoạn biến chứng
Đây là giai đoạn nguy hiểm, biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện rõ ràng hơn. Tĩnh mạch nổi loằng ngoằng dưới da, lở loét chân…
Những đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân?
– Phụ nữ: do có hàm lượng nội tiết tố nữ cao làm suy thành tĩnh mạch và dễ gây hình thành cục máu đông.
– Di truyền
– Tuổi tác
– Người bị béo phì
– Đi giày cao gót
– Mặc quần áo chật
– Người đi hoặc đứng nhiều
– Người làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp
– Người có thai và sinh đẻ nhiều lần
Những biến chứng của giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch, dẫn đến hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, nhất là ở các tĩnh mạch sâu. Khi ngồi quá lâu, cục máu đông sẽ theo tĩnh mạch chạy về tim gây tắc động mạch có thể dẫn đến đột tử.
Ngoài ra, giãn tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến một số biến chứng khác như phù chân và đau chân, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống.
Đề phòng giãn tĩnh mạch chân bằng cách nào?
– Hạn chế đứng hoặc đi lại quá nhiều
– Tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày
– Duy trì cân nặng, tránh béo phì
– Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C
– Hạn chế mặc quần áo chật và đi giày cao gót
– Làm việc ở môi trường thoáng mát
– Không nên sinh đẻ quá nhiều lần
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn