Chăm con đúng cách vào thời điểm giao mùa
25 Tháng 09 2017 | 395
Giao mùa là thời điểm trẻ dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt đỏ… Quan tâm, chăm sóc con đúng cách trong thời gian này là cách để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Những bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa
Cảm cúm là bệnh thường gặp nhất khi giao mùa. Bệnh do siêu vi gây ra và có những biểu hiện như nóng sốt, chảy nước mắt, nước mũi, ho dai dẳng, đau người.
Một bệnh khác thường gặp ở trẻ em là viêm họng cấp tính, viêm thanh quản. Những trẻ hay thức khuya dậy sớm hoặc thường xuyên di chuyển trong thời tiết nóng bức, bụi bặm là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Một số trường hợp trẻ có hiện tượng sốt cao, ớn lạnh, ho khan liên tục. Cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi, dùng kháng sinh, kháng viêm, cho con tắm nước ấm.
Ngộ độc thực phẩm cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa. Ngộ độc thực phẩm biểu hiện bằng các triệu chứng như tiêu chảy cấp, nôn ói, nóng sốt. Nếu đến ngày thứ hai trẻ chưa khỏi thì cần được khám bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Giai đoạn giao mùa trẻ cũng dễ bị đau mắt đỏ. Đây là bệnh nhiễm trùng mắt do vi trùng hoặc siêu vi gây ra. Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt khiến mí mắt bị sưng nề, chảy nước mắt, đau nhức, cay mắt… Khi bị đau mắt đỏ, trẻ cần được nghỉ ngơi, tránh đến những nơi công cộng để không lây bệnh cho người khác. Gia đình nên cho bé ăn uống và nghỉ ngơi riêng để tránh lây bệnh cho những thành viên khác.
Các phương pháp chăm sóc trẻ thời điểm giao mùa
Chăm con đúng cách vào thời điểm giao mùa sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe cho trẻ, đồng thời giúp trẻ mau lành bệnh nếu trẻ bị ốm.
– Chọn thực phẩm phù hợp với trẻ trong từng giai đoạn: Khi thời tiết thay đổi, trẻ cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Nên cho trẻ ăn cá, thịt gà, trứng, tôm, ăn nhiều rau củ, hoa quả.
– Giữ ấm cho trẻ: Trẻ cần được giữ ấm khi thời tiết se lạnh và mặc quần áo thoáng mát khi trời trở nóng để tránh bị ốm do cơ thể không thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết.
-Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cá nhân của trẻ: Để loại bỏ các vi khuẩn, virut gây bệnh, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh dụng cụ cá nhân, đồ chơi của trẻ. Đồng thời nên tập cho trẻ thói quen rửa tay xà phòng để tránh các bệnh truyền nhiễm. Cha mẹ cũng nên tập thói quen không dụi mắt để tránh bụi bẩn lấn sâu vào bên trong gây nhiễm trùng.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn