Đột quỵ và cách giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ
21 Tháng 04 2018 | 229
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ được hiểu nôm na là “tấn công não bộ”. Đột quỵ xảy ra khi máu bị chặn khi chảy đến một phần não, có thể làm tổn thương hoặc tiêu diệt các tế bào trong não.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn, đó cũng là nguyên nhân phổ biến gây tổn thương não và khuyết tật lâu dài.
Một số biến chứng lâu dài có thể gặp như:
- Khó khăn trong việc suy nghĩ và nói
- Liệt (không thể cử động một số bộ phận cơ thể )
- Gặp khó khăn trong kiểm soát hoặc thể hiện cảm xúc
Tôi có nguy cơ bị đột quỵ không?
Yếu tố nguy cơ số một gây ra đột quỵ là huyết áp cao. Huyết áp cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, bởi vậy việc thường xuyên kiểm tra huyết áp là hết sức quan trọng. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để biết nên đo huyết áp bao lâu một lần, có thể tự đo tại nhà hay không.
Các yếu tố các có thể dẫn đến đột quỵ bao gồm
- Hút thuốc
- Uống quá nhiều rượu
- Sử dụng ma túy bất hợp pháp
- Bệnh tiểu đường
- Nhịp tim không đều
- Không hoạt động thể chất hoặc bị béo phì
- Cholesterol cao
Người cao tuổi có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn. Bạn cũng có thể có nguy cơ cao hơn nếu trong gia đình bạn có người bị đột quỵ. Bởi vậy, cần biết rõ về sức khỏe và tiền sử mắc bệnh của người trong gia đình, và cung cấp thông tin đó cho bác sĩ.
Đột quỵ có những dấu hiệu gì?
Đột quỵ thường xảy ra đột ngột và ít có cảnh báo. Một số dấu hiệu bao gồm:
- Đột ngột bị chóng mặt, mất thăng bằng hoặc khó khăn khi đi bộ.
- Đột ngột bị khó nói, hoặc khó khăn về việc hiểu lời nói của người khác
- Một hoặc hai mắt gặp vấn đề khi nhìn
- Mặt hoặc tay chân đột ngột yếu hoặc bị yếu dần đi, đặc biệt là ở cùng một bên cơ thể
- Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.
Bị đột quỵ là một trường hợp khẩn cấp. Cần phải gọi ngay 115 nếu bạn hoặc người khác có dấu hiệu đột quỵ. Cơ hội sống sót và hồi phục sau đột quỵ sẽ cao hơn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tai biến mini là gì?
Một cơ tai biến nhỏ có các triệu chứng tương tự như đột quỵ, nhưng những triệu chứng này không kéo dài. Một cơn tai biến nhỏ được gọi là TIA, viết tắt của cơn thiếu máu não thoáng qua.
TIA xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị chặn trong một khoảng thời gian ngắn – thường là một vài phút. Nếu bạn đã bị TIA, bạn có nguy cơ bị đột quỵ lớn hơn. Bởi vậy không bao giờ được bỏ qua một cơn tai biến mini.
Làm gì để giàm nguy cơ bị đột quỵ?
Thực hiện những bước sau ngay hôm nay để giảm nguy cơ bị đột quỵ
- Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Huyết áp cao là nguy cơ lớn nhất gây ra đột quỵ, bởi vậy cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên bắt đầu từ 18 tuổi. Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy hỏi bác sĩ cách giảm huyết áp, đồng thời thường xuyên tự đo huyết áp tại nhà.
- Kiểm tra cholesterol: Cholesterol cao làm tăng nguy cơ gây đột quỵ. Cần phải kiểm tra cholesterol mỗi 4 đến 6 năm. Một số người sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra hơn nếu cholesterol cao và cần phải tìm hiểu phương pháp giảm cholesterol.
- Bỏ hút thuốc: Bỏ hút thuốc là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ. Sau khi bỏ hút thuốc, nguy cơ đột quỵ và bệnh tim cũng bắt đầu giảm.
- Tập thể dục: Hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Nên hoạt động khoảng 2 giờ 30 phút mỗi tuần với mức độ vừa phải như đi bộ hoặc đạp xe.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Chứng ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn khiến hơi thở của ta bị ngưng lại trong khi ngủ, chứng rối loạn giấc ngủ ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ ở nam giới trung niên và phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh. Hãy gặp bác sĩ để tư vấn nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngủ đủ giấc.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh có thể giữ cho huyết áp và cholesterol của bạn được kiểm soát. Hãy cắt giảm các loại thực phẩm giàu natri (muối) và chất béo bão hòa.
- Uống rượu chừng mực: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, là nguyên nhân chính gây đột quỵ. Nếu bạn uống rượu, hãy chỉ uống trong mức độ cho phép: Không quá 1 ly/ngày đối với phụ nữ và không quá 2 ly/ngày đối với nam giới.
- Thực hiện các phương pháp để ngăn ngừa tiểu đường loại 2: Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngược lại, ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống aspirin mỗi ngày: Aspirin có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ bằng cách ngăn ngừa cục máu đông. Cục máu đông là những cục máu dày có thể ngăn chặn lưu lượng máu. Uống aspirin thường xuyên không được khuyến cáo cho tất cả mọi người, bởi vậy cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Biết lịch sử sức khỏe của gia đình: Bạn cần phải cho bác sĩ biết những thông tin quan trọng về sức khỏe của bạn, trong đó có tiền sử bệnh của những người trong gia đình.
Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám hoặc mua Gói khám tim mạch định kỳ, Gói tầm soát tim mạch, xin vui lòng liên hệ theo Hotline: 0985 960 990 hoặc 0932 332 468
Lịch làm việc của các bác sĩ Nội – Tim mạch
– Giáo sư Phạm Gia Khải: 17h00 – 21h00 thứ 4; 8h00 – 12h00 thứ 7.
– Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga: 17h00 – 21h00 thứ 4; 8h00 – 12h00 thứ 7.
– Bác sĩ Nguyễn Minh Giao: 7h30 – 12h00 thứ 2 đến thứ 6.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn