Bể bơi và những mầm bệnh tiềm ẩn
22 Tháng 06 2016 | 290
Để xua tan cái nóng của mùa hè cũng như nâng cao sức khỏe thì cha mẹ thường lựa chọn bể bơi như một điểm đến lý tưởng cho con em mình. Đặc biệt, khi các tai nạn đuối nước thương tâm đang diễn ra ngày càng nhiều thì các bậc phụ huynh đều muốn tranh thủ dịp hè để rèn luyện khả năng bơi lội cho con cái. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ cũng nên đề cao cảnh giác bởi bể bơi cũng có thể là môi trường thuận lợi để các bệnh lý tấn công. Vậy những bệnh lý đó là gì? Trong nội dung này, các bác sỹ của phòng khám nhi Thanh Chân sẽ giải đáp cụ thể hơn.
- CÁC BỆNH NGOÀI DA
Nhân dịp con nghỉ hè anh Tăng ở Hoàng Mai tranh thủ đưa con đi tập bơi tại một bể bơi gần nhà. Tuy nhiên, một tuần trở lại đây bỗng nhiên anh phát hiện tại bẹn và nách con trai có nổi những mụn nước lạ khiến cậu ngứa rát vô cùng khó chịu. Đưa con đi khám anh Tăng mới vỡ lẽ con trai đã bị viêm da do nhiễm khuẩn mà nguyên nhân chính là do nước hồ bơi không đảm bảo vệ sinh.
Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Thanh Mai – Nguyên trưởng khoa sơ sinh – BV Phụ Sản TW – Trưởng khoa Nhi – Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua số lượng khách đến tắm tại các bể bơi công cộng khiến cho nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù tại các cơ sở quản lý thường xuyên thay rửa bể song số lượng khách quá đông khiến cho vi khuẩn, chất thải bài tiết ra môi trường nước nhiều khiến cho nước bị nhiễm bẩn. Ngoài ra, thành phần chính được sử dụng để làm sạch nước hồ bơi đó là chất Clo, muối đồng sunfat (CuSO4)…những hóa chất này nếu hàm lượng lớn sẽ gây bào mòn da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, làn da của trẻ em vốn rất mềm mại và nhạy cảm nên càng dễ bị kích ứng và nhiễm bệnh.
- CÁC BỆNH VỀ MẮT
Việc ngụp lặn quá lâu dưới môi trường nước không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về mắt. Một số bệnh có thể kể đến như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, khô mắt…ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ.
- CÁC BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Với mật độ người tắm quá đông kèm theo việc vệ sinh hồ nước chưa đảm bảo tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Một số loại vi khuẩn sinh sống trong bể bơi gây ra các bệnh như lị, tả, tiêu chảy cấp do trực khuẩn E.Co li…có thể kể đến như: vi khuẩn đường ruột E. Coli, ký sinh trùng Cryptosporidium sp, ký sinh trùng Giardia lamblia…
- CÁC BỆNH TAI-MŨI-HỌNG
Các bậc cha mẹ thường ít khí chú trọng việc trang bị mũ bơi cho trẻ bởi cho rằng phụ kiện này có phần vướng và không cần thiết. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc mang mũ bơi sẽ giúp ngăn cản vi khuẩn từ hồ bơi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tai và gây ra các bệnh vùng tai – mũi – họng khiến trẻ khó chịu. Ngoài ra, việc sử dụng tăm bông chọc ngoáy sau khi lên bờ không cẩn thận có thể gây rách, thủng màng nhĩ khiến trẻ mất thính lực vĩnh viến.
Cần phải làm gì để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh từ hồ bơi?
Nói đến các mầm bệnh tiềm ẩn ở hồ bơi như trên không có nghĩa các bậc phụ huynh không được cho con cái đến các bể bơi công cộng. Các bé vẫn có thể vui chơi và khỏe mạnh nếu cha mẹ lưu ý một số thông tin như:
– Trẻ đang mắc các bệnh ngoài da không nên đi bơi để tránh phát tán vi khuẩn.
– Mang đồ bảo hộ thật kỹ (kính bơi, mũ bơi) để tránh nước tràn vào tai, vào mắt trẻ.
– Lựa chọn hồ bơi sạch sẽ, ít người xuống tắm, nước được thay liên tục.
– Không nên cho trẻ ngụp lặn quá lâu dễ uống phải nước bẩn.
– Sau khi lên bờ cần tắm lại bằng nước sạch ngay để loại bỏ vi khuẩn.
– Hướng dẫn trẻ nghiêng đầu sang trái, nghiêng đầu sang phải để nước trong tai chảy ra hết.
Khi trẻ có các dấu hiệu như mẩn ngứa, đau mắt, ho nhiều, tai chảy dịch, chảy mủ…cần đưa trẻ đến các phòng khám nhi ngay để bác sỹ kiểm tra sớm.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn