Các bệnh tim mạch thường gặp
02 Tháng 11 2017 | 317
Các bệnh lý về tim mạch là nhóm bệnh lý nguy hiểm hàng đầu, được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” gây tử vong cao. Ở Việt Nam, bệnh tim mạch chiếm 33% trong số các nguyên nhân gây tử vong. Bệnh tim mạch có xu hướng ngày càng trẻ hóa với tỷ lệ thanh niên bị nhồi máu cơ tim, đột tử ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch
– Béo phì: Người béo phì thường bị tăng cholesterol trong máu làm quá trình xơ vữa động mạch phát triển nhanh. Đây là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các bệnh về động mạch vành…
– Tiểu đường: Bệnh tiểu đường sẽ gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Điều này tạo điều kiện cho các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, hình thành mảng vữa xơ động mạch, dẫn đến hẹp dần lòng mạch. Xơ vữa động mạch là nền tảng gây ra hiện tượng đột quỵ, những cơn đau tim, suy tim…
– Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nồng độ cholesterol LDL, giảm nồng độ cholesterol HDL. Những yếu tố này cùng ảnh hưởng trực tiếp của CO2 và nicotine gây tổn thương nội mạc, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
– Stress: Căng thẳng về tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm ảnh hưởng xấu đến thành mạch, gây rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ làm tổn thương các tế bào nội mạc, tăng tính thấm của tế bào nội mạc. Điều này làm tăng nguy cơ lắng đọng cholesterol LDL gây hình thành và phát triển xơ vữa động mạch.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch
– Khó thở: Triệu chứng khó thở xuất hiện khi làm việc nặng, tập thể dục hoặc thậm chí khi không làm gì. Khó thở có thể do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Tuy nhiên, khó thở cũng có thể là triệu chứng về bệnh tim, báo hiệu về cơn đau tim, trụy tim.
– Đau ngực: Đau ngực có thể do mắc phải các bệnh về phổi, xương, thực quản, đường tiêu hóa. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh tim mạch. Nguyên nhân thường gặp của đau ngực do tim là thiếu máu cơ tim cục bộ.
– Hồi hộp, choáng và ngất: Hồi hộp, choáng, ngất có thể do bệnh lý tim mạch làm tăng thể tích nhát bóp hoặc dấu hiệu của rối loạn nhịp tim.
– Phù: Phù báo hiệu các bệnh về màng ngoài tim, bệnh van tim bên phải, chứng tim phổi mạn, suy tĩnh mạch. Người bị suy tim phải nặng có thể gây ra cổ trướng, đi kèm với dấu hiệu phù.
Các bệnh tim mạch thường gặp
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh có thể dẫn đến tắc nghẽn cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Người bệnh cần được điều trị bằng sử dụng thuốc hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.
Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành là bệnh lý nguy hiểm nhưng việc nhận biết sớm lại rất khó khăn bởi các triệu chứng ban đầu rất mơ hồ, thường là cảm giác nặng ngực hay đau thắt ngực bên trái. Cơn đau có thể xuất hiện khi xúc động, gắng sức. Tần suất và cường độ các cơn đau ngày một tăng và nặng hơn.
Suy tim
Suy tim là trạng thái bệnh lý mà cơ tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể. Ước tính, tại châu Âu có 2 – 10 triệu người bị suy tim, ở Mỹ là 2 triệu người, ở Việt Nam là 280.000 – 4.000.000 người.
Tai biến mạch máu não
Các thể tai biến thường gặp là co thắt mạch máu não, thiếu máu não thoáng qua, nhồi máu não, vỡ mạch máu não… Thể nặng nhất là xuất huyết ồ ạt, gây ngập não thất khiến bệnh nhân tử vong trong vòng 1 – 2 giờ đồng hồ. Tai biến mạch máu não có thể nhận biết qua các triệu chứng như đau đầu dữ dội, chóng mặt, tay chân yếu hoặc liệt, bệnh nhân có thể bị hôn mê.
Hở van hai lá
Hở van hai lá xảy ra khi van hai lá không đóng chặt, khiến máu chảu ngược. Điều này khiến máu không thể di chuyển qua tim và đi đến các phần còn lại của cơ thể một cách hiệu quả. Hở van hai lá có thể gây mệt mỏi và khó thở.
Hẹp van hai lá
Hẹp van hai lá chiếm 40,3% các bệnh lý về tim mạch ở nước ta. Hẹp van hai lá là hậu quả của bệnh thấp tim, khiến các lá van và dây chằng bị viêm, dày lên, dính vào nhau và biến dạng. Dính mép van và dây chằng là nguyên nhân trực tiếp gây hẹp van. Van hai lá bị hẹp sẽ gây ứ máu và giãn tâm nhĩ trái. Về lâu dài, giãn tâm nhĩ trái sẽ gây rung nhĩ và hình thành cục máu trong tim gây tắc mạch máu. Ứ máu tâm nhĩ trái cũng dẫn đến ứ máu phổi, tăng áp lực động mạch phổi và suy tim phải.
Hẹp van động mạch chủ
Đây là tình trạng diện tích lỗ van động mạch chủ giảm, làm tắc nghẽn sự tống máu của thất trái. Nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ là do thấp tim, thoái hóa và vôi hóa hoặc hẹp van động mạch bẩm sinh.
Hẹp van động mạch chủ chiếm 1/4 số bệnh nhân gặp vấn đề về van tim với 80% đối tượng mắc bệnh là nam giới.
Phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch thế nào?
– Kiểm soát huyết áp: Hãy kiểm soát huyết áp ở mức an toàn, dưới 120mmHg tâm thu và 80mmHg tâm trương.
– Ngưng hút thuốc lá
– Hạn chế sử dụng rượu bia
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
– Hạn chế sử dụng các chất béo có hại có nhiều trong bơ, sữa, thịt.
– Tập thể dục thường xuyên để điều hòa hệ tim mạch, tăng cường nhịp tim, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
– Thay đổi quan niệm về khám sức khỏe: Đừng chỉ đi khám sức khỏe khi cơ thể mệt mỏi, có những dấu hiệu bất thường. Chủ động tầm soát sức khỏe tim mạch là các tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân ở số 6 Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội đang triển khai gói khám tầm soát tim mạch với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ hàng đầu về tim mạch Việt Nam bao gồm: Giáo sư Phạm Gia Khải, Tiến sĩ Phạm Thị Tuyết Nga, Bác sĩ Nguyễn Minh Giao. Sử dụng gói khám này, bạn sẽ được biết chính xác tình trạng sức khỏe tim mạch của mình để có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc hoặc hướng điều trị phù hợp.
Để đăng ký sử dụng dịch vụ của Phòng khám Thanh Chân, vui lòng liên hệ qua hotline: 0985 960 990.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn