Các cách phòng bệnh mùa hè thường gặp
04 Tháng 05 2016 | 268
Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu, sức đề kháng kém chính vì vậy dễ mắc các bệnh như sốt virut, cảm nắng, viêm não Nhật Bản… Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có được những kiến thức bổ ích để phòng ngừa nguy cơ mắc phải các căn bệnh phổ biến mùa hè.
1. Say nắng.
Trong những ngày hè nóng bức, nhiệt độ ngoài trời tăng cao kèm theo việc di chuyển nhiều giờ dưới ánh nắng khiến cho hiện tượng say nắng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nhiệt độ cao khiến cho các mao mạch não bị giãn ra dẫn đến hiện tượng gia tăng áp lực hộp sọ khiến trẻ đau nhức đầu, choáng, ngất, nôn mửa hay nguy hiểm hơn đó là hôn mê sâu.
Để phòng tránh hiện tượng này cha mẹ cần lưu ý:
+ Không cho trẻ chơi ngoài nắng, đặc biệt là thời điểm ánh nắng mặt trời chiếu mạnh (từ sau 10h đến trước 4h).
+ Khuyên trẻ uống nhiều nước.
+ Mặc đồ thoáng mát, màu sắc mát mẻ.
+ Cho trẻ ăn các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi…), vitamin C (trái cây tươi, rau cải xanh…), vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…)…
2. Viêm não Nhật Bản.
Theo các chuyên gia y tế bệnh được gây ra bởi một loại Arbovirus nhóm B. Những dấu hiệu đặc trưng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh cha mẹ cần lưu ý đó là: trẻ sốt cao, rối loạn chức năng nhận thức, buồn nôn, nôn, co giật…nếu như không được phát hiện và sơ cứu kịp thời trẻ có nguy cơ rơi vào hôn mê và tử vong. Bệnh có thể phát sinh tại bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để bệnh bùng phát.
Phương phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ nên:
+ Tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo đúng lịch tiêm chủng.
+ Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, diệt muỗi, diệt côn trùng.
+ Đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
3. Sốt virut
Nếu như không được điều trị dứt điểm bệnh dễ chuyển sang bội nhiễm và để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số dấu hiệu cảnh báo cha mẹ nên lưu ý:
+ Trẻ sốt cao. Thân nhiệt của bé thường ở mức trên 38,5 độ kèm theo dấu hiệu co giật.
+ Đau nhức. Trẻ thường xuyên kêu đau nhức chân tay, đau đầu, choáng váng.
+ Nôn và buồn nôn. Trẻ có thể nôn hoặc buồn nôn bất cứ lúc nào.
+ Rối loạn tiêu hóa. Trẻ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài phân sống, đi ngoài ra nước…
+ Nổi hạch bất thường. Cha mẹ có thể quan sát hoặc sờ thấy hạch nổi ở cổ, nách, bẹn của trẻ.
+ Phát ban. Khoảng từ 2-3 ngày say khi có dấu hiệu sốt cao trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ, máu tụ trên da, ngứa và rất khó chịu.
Cách phòng tránh.
+ Nâng cao sức đề kháng. Cha mẹ cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các vitamin từ hoa quả, các loại sinh tố, các viên uống tổng hợp.
+ Vệ sinh cá nhân, môi trường nơi ở và chung quanh sạch sẽ.
+ Sốt virut rất dễ phát triển thành dịch chính vì vậy khi bị nhiễm bệnh cha mẹ cần chú ý cách ly trẻ và có hướng điều trị tích cực.
Cha mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sỹ theo đường dây 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để được tư vấn cụ thể hơn về các phương pháp phòng bệnh và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn