Cách phòng bệnh tay chân miệng tại nhà
04 Tháng 05 2016 | 272
Mùa hè là thời điểm thuận lợi để bệnh tay chân miệng ở trẻ bùng phát, chính vì vậy vấn đề làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh là câu hỏi được cha mẹ quan tâm đặc biệt. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp quý vị có thêm những kiến thức cơ bản để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.
– Chú ý vệ sinh cá nhân: Tất cả mọi người cần chú ý rửa tay bằng xà phòng thường xuyên dưới vòi nước chảy, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến đồ ăn, trước khi ăn, trước khi tiếp xúc với trẻ, sau khi thay tã lót cho trẻ.
– Vệ sinh ăn uống. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu chính vì vậy trong quá trình chế biến thức ăn cha mẹ nên chú ý đảm bảo ăn chín, uống sôi, thức ăn hợp vệ sinh. Ngoài ra để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cha mẹ cần lưu ý không nhai mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ngậm, mút đồ chơi, vệ sinh sạch sẽ thìa, bát, cốc chén cho trẻ tránh vi khuẩn.
– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Cha mẹ cần lưu ý thường xuyên vệ sinh nhà ở, trường học, dọn dẹp sạch các bề mặt tiếp xúc nhiều như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn, cầu thang, sàn nhà. Ngoài ra nên phát quang bụi rậm, tránh để những vật tích nước như thau chậu, ao hồ, vũng nước tù…vì đây có thể là môi trường lý tưởng cho các loại muỗi, côn trùng sinh sôi và phát triền.
– Thu gom và xử lý chất thải của trẻ đúng cách. Sau khi trẻ đi vệ sinh xong cần chú ý thi gom chất thải gọn, tiêu hủy đúng nơi quy định tránh để ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển.
– Cách ly, điều trị kịp thời khi phát hiện trẻ mắc bệnh. Cha mẹ, thầy cô cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần phải cách ly sớm, khám sức khỏe ngay để có kết luận chính xác.
Không được chủ quan!
Bởi những dấu hiệu cảnh báo của bệnh không đặc trưng nên dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn hoặc bỏ qua. Các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ cần phải đưa con em mình đi khám ngay khi có những dấu hiệu: Trẻ quấy khóc, đau miệng, viêm loét lâu ngày, phỏng nước, mụn nước nổi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, các mụn nước vỡ ra, chảy nước, có xu hướng lan nhanh. Nếu như không được phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm cơ tim, phù phổi cấp tính, viêm não, viêm màng não hoặc nguy hiểm nhất đó là có thể dẫn đến tử vong.
Theo số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết khoảng đầu năm 2014 đến nay, cả nước ước tính phát hiện 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62/63 địa phương trên cả nước.
Tất cả mọi người cần tích cực thực hiện các phương pháp trên để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho trẻ và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây ra.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn