Chăm sóc trẻ nổi mề đay tại nhà
03 Tháng 06 2016 | 244
Với làn da mỏng manh và nhạy cảm thì trẻ em rất dễ bị nổi mề đay, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng như hiện nay. Dù không đe dọa đến tính mạng song hiện tượng này lại khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và lâu dần dễ chuyển sang mãn tính khó điều trị. Vậy khi trẻ bị nổi mề đay cha mẹ cần chăm sóc như thế nào? Một vài thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kinh nghiệm quý báu để chăm sóc mỗi khi trẻ phát bệnh.
Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ
Không giống với những người trưởng thành, khi trẻ nổi mề đay bên cạnh cảm giác bực bội, ngứa ngáy, khó chịu thì trẻ em còn quấy khóc, bỏ ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, chậm lớn, còi cọc hoặc nguy hiểm hơn có thể chuyển sang mãn tính. Muốn chữa trị dứt điểm chứng nổi mề đay ở trẻ các mẹ cần bình tĩnh, truy tìm nguyên nhân gây bệnh và xử lý đúng cách. Một vài yếu tố được xem là nguyên nhân khiến trẻ mẩn ngứa, phát ban có thể kể đến như:
– Dị ứng đồ ăn. Một vài đồ ăn lạ có thể là nguyên nhân khiến bé dị ứng, nổi mụn mẩn ngứa. Cha mẹ cần rà soát lại trong thực đơn gần đây có món lạ nào và nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ không?
– Dị ứng thời tiết. Một vài trẻ có cơ địa nhạy cảm thì việc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng có thể khiến trẻ mẩn ngứa, phát ban.
– Tiền sử gia đình. Nếu như trong gia đình bạn có người bị dị ứng, mề đay thì khả năng trẻ bị yếu tố di truyền cũng là điều khó tránh khỏi.
– Tác động từ môi trường. Bị côn trùng đốt, tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật, thú nuôi cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ toàn thân.
Làm gì khi con bị nổi mề đay?
Như đã trình bày, dù không quá nguy hiểm song nếu như không được điều trị, kiêng khem đúng mức thì rất có thể trẻ sẽ phải chịu những biến chứng nặng nề. Cha mẹ cần thực hiện tốt một số chỉ định sau:
– Loại bỏ các tác nhân gây hại. Nếu như đã xác định được nguyên nhân gây nổi mẩn thì cha mẹ cần loại bỏ chúng. Cụ thể như: với đồ ăn thì cần tránh đưa các thức ăn đó vào trong thực đơn, nếu dị ứng do tiếp xúc thì cần tránh để trẻ tiếp xúc với thú nuôi, phấn hoa, hương thơm lạ…
– Vệ sinh sạch sẽ. Cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn, mưng mủ…
– Tránh gió. Không nên để trẻ ngồi ở những nơi gió lùa mạnh vì có thể khiến các nốt sần trở nên trầm trọng hơn.
– Kiêng nước lạnh. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh, khi vệ sinh cho trẻ cần pha nước ấm, không nên để trẻ ngâm nước quá lâu.
– Cho trẻ uống thuốc. Nếu như khi loại bỏ tất cả các tác nhân gây dị ứng nhưng tình trạng mẩn ngứa ở trẻ vẫn chưa được cải thiện thì cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc. Các bậc phụ huynh cần lưu ý đó là tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống, cần tham khảo thật kỹ ý kiến bác sỹ về loại thuốc, liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc.
Ngoài ra, bố mẹ có thể đưa con đi khám tại phòng khám nhi Thanh Chân. Tại đây, với sự tham gia công tác của các bác sỹ Nhi khoa, bác sỹ da liễu nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp khám cũng như tư vấn cho các mẹ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh mề đay ở trẻ hiệu quả.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn