Con chảy máu cam chớ chủ quan
03 Tháng 06 2016 | 238
Chảy máu cam là một hiện tượng tương đối phổ biến. Các bác sỹ khuyến cáo nếu như thường xuyên chảy máu cam cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em.
Theo bác sỹ Phạm Thị Thanh Mai – Nguyên trưởng khoa sơ sinh – BV Phụ Sản TW – Trưởng khoa Nhi – Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân, chảy máu mũi được chia làm 1 loại: chảy máu trước mũi và chảy máu sau mũi.
– Chảy máu trước mũi. Thống kê cho biết có khoảng hơn 90% trường hợp chảy máu mũi là từ phía trước của mũi, tức là máu chảy ra từ một số mạch máu bị vỡ ra phía trước của mũi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mũi chảy máu có thể kể đến như do va đập, chấn thương, khi xì mũi quá mạnh khiến cho tổn thương mao mạch, thời tiết hanh khô khiến các mao mạch bên trong mũi mỏng và dễ vỡ. Tuy nhiên, nếu như hiện tượng chảy máu cam ở trẻ xảy ra thường xuyên, máu khó cầm thì cha mẹ không nên chủ quan, cẩn đưa trẻ đi đến các phòng khám nhi tại Hà Nội hay các cơ sở y tế để kiểm tra ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như: xơ cứng mạch máu mũi, mụn trong mũi, ảnh hưởng của các loại thuốc chống đông máu, thiếu máu, nguy cơ ung thư…
– Chảy máu sau mũi. Theo các bác sỹ Thanh Mai đây là một trường hợp tương đối hiếm gặp song lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thông thường khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ thường hướng dẫn bé bóp mũi và ngửa cổ ra phía sau. Trên thực tế việc ngửa cổ ra phía sau vô tình tạo điều kiện cho máu đi thẳng vào dạ dày gây nôn ói và mang theo nhiều mầm bệnh vào trong cơ thể. Khi máu chảy vào khoang miệng các bậc phụ huynh nên khuyên trẻ khạc nhổ ra ngay lập tức, không để trẻ nuốt vào.
6 việc làm cần thiết khi chảy máu cam
– Cha mẹ nên để trẻ ngồi yên tại một vị trí, trấn an để trẻ khỏi sợ hãi, hoang mang.
– Khuyên trẻ dùng tay bóp chặt mũi.
– Người ngồi hơi cúi ngả về phía trước.
– Dùng khăn bông hay băng gạc để nhét vào hốc mũi cho bé.
– Dùng đá lạnh để chườm xung quanh mũi.
– Nếu như máu vẫn chảy nhiều thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.
Để hạn chế nguy cơ chảy máu mũi ở trẻ cha mẹ nên lưu ý tuân thủ một số chỉ dẫn như:
– Bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong bữa ăn, đặc biệt là các món ăn có chứa hàm lượng sắt lớn.
– Tránh để trẻ va đập với các vật dụng xung quanh để tránh chấn thương.
– Nên duy trì độ ẩm trong phòng để tránh các mao mạch mũi bị khô dễ chảy máu.
– Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ hàng ngày cho trẻ. Cha mẹ có thể dùng nước muối pha loãng, nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Lưu ý, không nên vệ sinh quá nhiều bởi sẽ khiến niêm mạc mũi bị khô rát và dễ chảy máu hơn.
– Không tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh, khô, mang khẩu trang khi ra ngoài đường.
– Khi chảy máu thường xuyên, máu khó cầm, cơ thể xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân…thì cần đi kiểm tra ngay.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn