Dấu hiệu sốt virus ở trẻ mẹ cần biết
03 Tháng 06 2016 | 219
Mùa hè, thời tiết nắng nóng tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh do virus lây lan và phát triển nhanh. Đặc biệt, trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non yếu nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh sốt virus nếu như không được phát hiện và điều trị sớm không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc mà còn ảnh hưởng đến thần kinh hoặc đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu sốt virus sẽ giúp các mẹ chủ động đưa con đến các phòng khám nhi tại hà nội để khám và chữa trị sớm. Vậy những dấu hiệu đó là gì?
Bác sỹ Phạm Thị Thanh Mai – Nguyên trưởng khoa sơ sinh – BV Phụ Sản TW – Trưởng khoa Nhi – Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân cho biết, trong dịp gần đây số lượng trẻ đến khám và điều trị bệnh sốt virus ngày một tăng cao. Một trong những lý do đó là thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường, nhiệt độ nắng nóng, độ ẩm cao, môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
Một số loại virus là nguyên nhân gây sốt có thể kể đến đó là: Coxackie, myxo virus, entero virut, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi…Các loại virus này có thể lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác thông qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, dịch tiết của người bệnh…và dễ phát triển thành dịch.
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị sốt virus
– Trẻ sốt cao: Đây là biểu hiện đặc trưng và thường thấy nhất của những trẻ bị sốt virus, thường từ 38-39oC, hoặc có thể sốt cao lên đến 40 – 41 độ.
– Đau nhức. Bên cạnh biểu hiện sốt cao trẻ còn xuất hiện thêm triệu chứng như đau nhức toàn thân, đặc biệt là đau đầu, mệt mỏi, hay quấy khóc, bỏ chơi, bỏ ăn…
– Viêm long đường hô hấp: Trẻ có thể xuất hiện kèm theo những dấu hiệu đường hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, cổ họng ngứa rát, bỏng đỏ…
– Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm với các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng, đi ngoài phân nhầy, phân không dính máu.
– Viêm hạch: Cha mẹ có thể quan sát, sờ nắn và phát hiện hạch sưng to tại vùng đầu mặt, vùng cổ…
– Phát ban: Hiện tượng này thường xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau khi trẻ bị sốt, khi những nốt ban xuất hiện thì sẽ đỡ sốt hơn.
Làm gì khi trẻ bị phát ban?
Khi trẻ bị sốt do virus cha mẹ nên ha sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn mát tại các vị trí như trán, cổ, bẹn, nách, nên đặt trẻ tại những nơi thoáng mát, mặc đồ mỏng và thấm hút tốt. Nếu như trẻ sốt cao trên 39 độ thì cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa. Trong trường hợp trẻ sốt cao, dùng thuốc không khỏi, có dấu hiệu co giật, mê sảng, khó thở thì cần đưa trẻ đến phòng khám nhi để cấp cứu ngay.
Hiện nay đã có vacxin phòng các bệnh như viêm não Nhật Bản, Rubella, quai bị, sởi…cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm theo lịch tại các cơ sở y tế. Tiêm chủng vẫn là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất không chỉ với trẻ mà còn ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh cho cả cộng đồng.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn