Làm gì khi trẻ bị tinh hoàn ẩn?
30 Tháng 05 2016 | 247
Nhiều cha mẹ khi đưa con đi khám và được chẩn đoán mắc tinh hoàn ẩn đều vô cùng hoang mang không biết nguyên nhân tại sao cũng như cần phải chữa trị như thế nào? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về hiện tượng này.
Theo các bác sỹ, tinh hoàn ẩn là hiện tượng khá phổ biến ở những bé trai, đặc biệt là trẻ sinh non. Trong quá trình phát triển của bào thai từ tuần thứ 8 đến tuần 28 tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ ổ bụng để xuống bìu. Một vài nguyên nhân bất thường sẽ khiến quá trình di chuyển bị gián đoạn dẫn đến bệnh lý ẩn tinh hoàn. Theo ước tính khoảng 30% các bé sinh non sẽ có nguy cơ mắc tinh hoàn ẩn, những trẻ sinh đủ tháng thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 3%. Thông thường trong một năm đầu đời hơn 70% tinh hoàn các bé sẽ di chuyển theo đúng vị trí. Hiện tượng tinh hoàn ẩn ở trẻ thường gặp ở tinh hoàn bên phải nhưng cũng có thể gặp ở cả 2 bên.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng tinh hoàn ẩn
– Trẻ sinh non. Trẻ sinh non có nguy cơ mắc tinh hoàn ẩn lên đến hơn 30% và thường gặp ở bên phải nhiều hơn bên trái.
– Tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có người tinh hoàn bị ẩn thì trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với những người không có người mắc bệnh. Ngoài ra, một số trẻ còn có nguy cơ thoát vị bẹn và một số bệnh lý khác.
– Đột biến gen. Sự đột biến trong cấu trúc nhiễm sắc thể cũng được biết đến là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tinh hoàn bị ẩn.
– Hóa chất độc hại. Trong thời gian mang thai nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì nguy cơ trẻ bị tật này cũng rất lớn.
Biến chứng nguy hiểm
Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì trẻ sẽ gặp một số biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
– Ung thư tinh hoàn: Những trẻ có tinh hoàn bị ẩn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn lên đến hơn 20 lần so với những trẻ bình thường khác.
– Khả năng vô sinh. Nếu như hiện tượng tinh hoàn ẩn không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng vô sinh là rất lớn.
– Mất cân bằng nội tiết tố khiến trẻ phát triển không phát triển bình thường, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ sau này.
Làm gì khi con bị tinh hoàn ẩn?
Khi phát hiện trẻ mắc tinh hoàn ẩn cha mẹ không nên quá lo lắng, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay và có hướng điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp sử dụng nội tiết tố HCG để điều trị tỏ ra khá hiệu quả. Nếu như sau khoảng 1 năm tinh hoàn không có dấu hiệu di chuyển xuống đúng vị trí thì cha mẹ cần đưa trẻ đến các bác sỹ chuyên khoa để thăm khám, cân nhắc việc sử dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa để đưa tinh hoàn lại đúng vị trí, khắc phục tình trạng thoát vị bẹn cũng như tránh những biến chứng đáng tiếc.
Trong quá trình mang thai các thai phụ nên đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra những bất thường bộ phận sinh dục để có hướng điều trị kịp thời.
Nếu như bạn còn đang lo lắng hoặc có bất cứ thắc mắc gì có thắc mắc gì về hiện tượng tinh hoàn ẩn thì có thế liên lạc đến số máy 0985 960 990 hoặc 0462 881 155, các chuyên gia của phòng khám sẽ giải đáp cụ thể hơn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn