Ngày càng nhiều trẻ mắc bệnh trầm cảm
31 Tháng 05 2016 | 234
Áp lực học tập quá cao, thiếu điểm vui chơi lành mạnh, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, tâm sinh lý thay đổi…là những lý do khiến số lượng trẻ mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng, đặc biệt ở lứa tuổi học đường.
Báo động ngày càng nhiều trẻ bị trầm cảm
Một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh, thầy cô và toàn xã hội đó là tỷ lệ trẻ mắc chứng trầm cảm (hay còn gọi là rối loạn tâm thần) ngày một cao. Theo thống kê các bệnh lý về tinh thần ở độ tuổi học đường có tỷ lệ cao hơn so với các độ tuổi khác. Đặc biệt, những trẻ ít được tiếp xúc với mọi người, những trẻ gặp các vấn đề về tâm lý thì khả năng mắc bệnh càng lớn. Bệnh có những biểu hiện hết sức đa dạng như rối loạn cảm xúc, bực bội, khó chịu, cáu gắt, không thích tiếp xúc với người lạ, ngại thay đổi, tư duy chậm, khó diễn đạt cảm xúc của bản thân…
Trẻ trầm cảm do đâu?
Rối loạn tâm thần là một bệnh lý gây ra bởi rất nhiều yếu tố. Một vài yếu tố tiêu biểu có thể kể đến như:
– Áp lực học tập. Cha mẹ thường có tâm lý chung đó là đặt quá nhiều kỳ vọng vào con em, đặc biệt là vào mùa thi dẫn đến việc tạo sức ép học tập cho trẻ.
– Bạo lực học đường. Hiện nay tình trạng bạo lực học đường ngày càng phổ biến. Trước sự phát triển của các mạng xã hội như facbook, zalo…những vụ bạo lực còn được chia sẻ rộng rãi, bêu xấu trên các mạng xã hội khiến cho tính chất sự việc càng trở nên trầm trọng. Ngay tại trường học thì vấn đề phổ biến nhất hiện nay đó là các bạn yếu thế thường bị trêu trọc, tẩy chay, cô lập, bị đánh tập thể, bị kỳ thị…khiến cho tâm lý của các em học sinh bị tổn thương sâu sắc.
– Thiếu sự quan tâm của gia đình. Sự thiếu hụt tình cảm của cha mẹ, của người thân cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh trầm cảm học đường ngày một gia tăng. Việc cha mẹ thường xuyên quát mắng, cãi lộn, xung đột…với nhau vô tình tạo ra những tổn thương tâm lý nặng nề ở trẻ.
– Tâm lý thay đổi. Những mất mát trong đời sống gia đình, thay đổi môi trường sống, thất tình, thi cử không đạt hiệu quả cao, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô…cũng là những nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở trẻ.
– Thói quen sống không lành mạnh. Những bé trai trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ bị cám dỗ bởi những lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống bia rượu, chơi cá độ, bia, nghiện chơi điện tử…ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của trẻ.
Ảnh hưởng nặng nề
Những trẻ bị mắc chứng trầm cảm có thể phải chịu những ảnh hưởng vô cùng nặng nề, một vài trường hợp có thể kéo dài đến hết đời. Trẻ thường có cảm giác tự ti, lo lắng, sợ hãi, chán nản dẫn đến bỏ học, chán sống, có ý nghĩ tiêu cực, mất niềm tin về cuộc sống…khiến cho đời sống của trẻ rẽ sang một hướng xấu.
Làm gì để khắc phục chứng trầm cảm học đường?
– Phối hợp đồng bộ. Để tạo tâm lý thoải mái, ổn định cho trẻ cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
– Tạo tâm lý thoải mái. Cha mẹ, thầy cô không nên tạo áp lực học tập cho trẻ, cần đặt ra mục tiêu sao cho phù hợp với năng lực của trẻ, nên để trẻ tự do học tập và phấn đấu.
– Tạo môi trường vui chơi lành mạnh. Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao tập thể như bơi lội, đá bóng, bóng chuyền.
– Thăm khám định kỳ. Cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần. Khi đi khám các bé không chỉ được các bác sỹ tư vấn về cách phòng ngừa các bệnh lý thần kinh, các bệnh lý học đường (cận thị, lệch vẹo cột sống…) mà còn có thể phát hiện sớm những bệnh lý để có kế hoạch điều trị kịp thời.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn