-
0985 96 0990
-
02462 881155
-
Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Những điều cần biết khi tiêm vắc-xin phòng sởi
16 Tháng 05 2017 |
202

Tiêm vắc-xin là việc làm cần thiết để phòng ngừa bệnh sởi. Để việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý những điều sau.
Có thể tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng hoặc trên 18 tháng tuổi không?
Cha mẹ chỉ cho trẻ dưới 9 tháng tuổi tiêm vắc-xin sởi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi vắc-xin. Do đó, tất cả các trường hợp đã tiêm vắc-xin dưới 9 tháng tuổi cần tiêm ngay khi đủ 9 tháng.

Trẻ dưới 9 tháng tuổi vẫn có thể tiêm phòng khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng
Trẻ trên 18 tháng tuổi nếu chưa tiêm đủ hai mũi vắc-xin sởi thì cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.
Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi?
Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc-xin sởi. Con bú sữa mẹ có kháng thể phòng bệnh sẽ tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh sởi.
Có phải tiêm vắc-xin sởi sẽ không bao giờ mắc bệnh sởi?
Vắc-xin phòng sởi có khả năng phòng bệnh rất cao. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch của mỗi người còn tùy vào độ tuổi tiêm chủng, tình trạng sức khỏe, loại vắc-xin, kỹ thuật thực hành tiêm chủng.
Sau khi đã tiếp xúc với virut sởi, tiêm vắc-xin có tác dụng phòng bệnh không?
Virus sởi cần có thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Vì vậy, tiêm vắc-xin sởi vẫn có tác dụng trong thời gian 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với virut gây bệnh. Tiêm vắc-xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc với với virut có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

Vắc-xin vẫn có tác dụng phòng bệnh trong thời gian 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với virut gây bệnh
Người từng mắc sởi có nên tiêm vắc-xin không?
Trường hợp nghi ngờ bị sởi trước đây nhưng không được bác sĩ chẩn đoán mắc sởi nên tiêm phòng vắc-xin.
Trường hợp xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả dương tính thì không cần tiêm vắc-xin phòng sởi nữa.
Những trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin sởi?
– Người phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc-xin sởi trước đây, dị ứng với các thành phần của vắc-xin.
– Không nên tiêm vắc-xin sởi cho phụ nữ có thai. Trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện mang thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cần tránh có thai ít nhất một tháng sau khi tiêm.

Không nên có thai trong vòng 1 tháng kể từ khi tiêm phòng sởi
– Không tiêm vắc-xin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc bệnh AIDS, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính. Có thể tiêm vắc-xin phòng sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
Tiêm vắc-xin đầy đủ là cách phòng tránh sởi hữu hiệu, nhất là với trẻ nhỏ, đối tượng có hệ miễn dịch kém. Cha mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng vắc-xin để đưa trẻ đi tiêm chủng đúng thời gian, giúp việc phòng bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Để được tư vấn thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ hotline: 0985 960 990 hoặc 0462881155.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
