Sai lầm trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em
06 Tháng 06 2016 | 568
Trẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được kiêng khem đúng mức, điều trị kịp thời thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp rất nhiều sai lầm trong công tác chăm sóc và điều trị khỉ trẻ mắc bệnh. Vậy những sai lầm đó là gì? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể.
Theo bác sỹ Phạm Thị Thanh Mai – Nguyên Trưởng khoa sơ sinh – BV Phụ Sản TW – Trưởng khoa nhi – PKĐKQT Thanh Chân, sởi là một bệnh do virus gây ra và có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Virus gây bệnh sởi có thể được phát tán rộng rãi ra ngoài môi trường khi bệnh nhân hắt hơi, thống qua dịch tiết của người bệnh. Riêng đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh sởi thì con sinh ra cũng bị mắc sởi do virus truyền qua nhau thai.
Dấu hiệu cảnh báo
– Sau khoảng 10 ngày kể từ khi nhiễm virus trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao kèm theo những triệu chứng như mắt đỏ, tiêu chảy, sổ mũi, hắt hơi…
– Phát ban toàn thân (cha mẹ thường nhầm lẫn những dấu hiệu này với bệnh sốt phát ban). Thông thường những nốt ban đỏ sẽ mọc nhiều ở sau 2 cánh tai rồi lan rộng ra các bộ phận khác. Khi những nốt ban dày đặc chứng tỏ bệnh đã ở giai đoạn nặng. Sau khoảng 3 ngày phát ban những nốt ban đỏ này sẽ chuyển thành màu nâu sậm rồi bay đi và trẻ sẽ khỏi bệnh.
– Ngay cả khi những nốt ban đỏ đã bay đi hết cha mẹ cũng không nên chủ quan bởi đây là giai đoạn rất dễ gặp những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như nếu trẻ vẫn kèm theo hiện tượng sốt kéo dài thì nguy cơ viêm phổi, viêm phế quản, viêm tủy, các bệnh về giác mạc…là rất lớn.
Những sai lầm nên tránh khi điều trị bệnh sởi ở trẻ
– Kiêng nước, kiêng gió tuyệt đối. Khi con bị nóng sốt, phát ban cha mẹ đều vô cùng sợ hãi và tìm mọi cách để kiêng nước, kiêng gió cho trẻ. Theo bác sỹ Thanh Mai, đây là một quan niệm hết sức sai lầm trong việc chăm sóc, điều trị trẻ bị sởi cần phải tránh ngay. Việc kiêng gió, kiêng nước làm cho việc vệ sinh bị hạn chế dễ khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, viêm da hay nhiễm trùng da. Nguy hiểm hơn có nhiều gia đình còn kiêng khem bằng cách cho con trùm chăn kín cả ngày. Việc làm tưởng chừng như vô hại này lại khiến cơ thể bé rất khó hạ sốt cũng như khiến cơ thể bé bức bối, khó chịu hơn.
– Ăn kiêng khắt khe. Nhiều gia đình lại lo sợ việc ăn các đồ có nhiều chất dinh dưỡng có thể khiến bệnh của bé dai dẳng và khó chữa hơn. Trên thực tế ở giai đoạn này cơ thể bé cần một lượng chất dinh dưỡng rất lớn để nuôi cơ thể cũng như đấu tranh chống lại bệnh tật. Chính vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên để trẻ tuân thủ bất cứ chế độ kiêng khem khắt khe nào.
– Bệnh lây qua da. Nhiều người tỏ ra vô cùng sợ hãi bởi nghĩ rằng bệnh sởi có thể lây truyền qua các nốt ban đỏ trên da. Suy nghĩ sai lầm này hình thành tâm lý kỳ thị, xa lánh dễ làm trẻ tủi thân, mặc cảm. Bàn về con đường lây truyền bệnh sởi bác sỹ Thanh Mai cho biết virus gây bệnh sởi lây truyền từ người qua người do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh. Chính vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân nếu đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc, đeo khẩu trang y tế…thì khả năng lây nhiễm là rất thấp.
– Tìm đến các bài thuốc không rõ nguồn gốc. Chúng ta không thể phủ nhận giá trị của các bài thuốc dân gian trong việc điều trị các bệnh lý ở người. Tuy nhiên, cũng khổng bởi lý do đó mà áp dụng các bài thuốc trong mọi trường hợp. Đặc biệt, trẻ em với sức đề kháng kém, làn da mỏng manh nên rất nhạy cảm với các loại thuốc lá, thuốc cây. Khi trẻ bị bệnh tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến các phòng khám nhi hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ kê đơn và tư vấn cụ thể.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn