-
0985 96 0990
-
02462 881155
-
Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
23 Tháng 05 2017 |
273

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dengue gây ra. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nhất là trẻ em.
Nguy cơ mắc bệnh vào mùa hè cao
Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút dengue sau đó truyền virut này cho người lành. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn, có màu đen, thân và chân có những đốm trắng. Muỗi vằn hoạt động mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Chúng thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, các đồ dùng.

Muỗi vằn là nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Muỗi vằn sinh trưởng mạnh vào mùa hè, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 200C. Do đó, đây là chính thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Virut dengue có 4 típ gây bệnh là D1, D2, D3, D4. Các típ này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu với từng típ riêng biệt, do đó, người bệnh có thể tái mắc bệnh với các típ khác.
Dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn
Bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn sang các bệnh khác như: sốt cao 39 – 40 độ C trong nhiều ngày, khó hạ sốt, đau dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, nổi mẩn, phát ban.

Sốt trên 39 độ C không giảm trong nhiều ngày là dấu hiệu của sốt xuất huyết
Khi bệnh ở thể nặng có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu như: xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng, đại tiện ra máu.
Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Tử vong do thoát huyết tương
Người bị sốt xuất huyết có thể bị thoát huyết tương. Huyết tương thoát qua thành mạch khiến cơ thể mất một lượng nước lớn, gây ra trụy mạch. Nếu lượng huyết tương thoát lớn, có thể gây hạ huyết áp, dẫn đến tử vong.
Xuất huyết dưới da, niêm mạc, nội tạng
Xuất huyết dưới da biểu hiện bằng các nốt đỏ hoặc mảng bầm tím ở hai mặt cánh tay, cẳng chân, bụng, đùi, mạng sườn.
Xuất huyết niêm mạc biểu hiện qua các hiện tượng như chảy máu mũi, chảy máu lợi, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài, xuất kinh trước kỳ hạn .
Xuất huyết nội tạng là dấu hiệu nguy hiểm nhất bởi có thể làm tổn thương các cơ quan nội tạng, gây viêm gan, viêm não, viêm cơ tim…
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa. Do đó, cần chủ động phòng ngừa bằng những cách sau:
– Che kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng
– Thau rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần
– Thu dọn các vật dụng không dùng đến
– Ngủ trong màn
– Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem chống muỗi…
– Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tốt nhất, nên chủ động diệt muỗi và phòng ngừa bị muỗi đốt. Nếu nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết, lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
