Thận trọng khi điều trị viêm tai giữa ở trẻ
02 Tháng 06 2016 | 235
Viêm tai giữa là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm và có phác đồ điều trị khoa học. Tuy nhiên, không ít cha mẹ còn chưa nhận thức rõ về căn bệnh này dẫn đến những nhận thức sai lầm trong chẩn đoán và điều trị.
Tai được cấu tạo bởi: tai ngoài – tai giữa và tai trong. Màng nhĩ là nơi ngăn cách giữa tai giữa và tai ngoài giúp lớp niêm mạc của tai giữa được bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, côn trùng, âm thanh cường độ lớn. Tai trong và tai giữa lại được ngăn cách với nhau bằng một lớp màng bên trong cửa sổ tròn, lớp màng này có đặc điểm là rất dễ hấp thu các loại thuốc. Nếu như lớp màng này không được bảo vệ cẩn thận và bị viêm nhiễm thì nguy cơ điếc vĩnh viễn là rất lớn. Viêm tại giữa hay còn gọi là Acute Otitis Media, đây là hiện tượng nhiễm trùng hay viêm nhiễm của vùng tai giữa.
Những dấu hiệu cảnh báo
Cha mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ có những dấu hiệu như: tai chảy mủ, tai có dịch, mùi khó chịu, trẻ hay đưa tay lên dụi tai, trẻ hay quấy khóc, trẻ thường có hiểu hiện đau đầu…thì nên đưa trẻ đi đến phòng khám nhi ngay. Khi tiến hành kiểm tra các bác sỹ sẽ phát hiện màng nhĩ sưng tấy, viêm nhiễm và chuyển màu bất thường.
Điều trị thế nào cho đúng?
Căn cứ vào giai đoạn của bệnh các bác sỹ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể. Thông thường bệnh viêm tai giữa sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính là: xung huyết – hóa mủ – mủ vỡ.
– Giai đoạn xung huyết. Ở giai đoạn này bệnh nhi chỉ cần sử dụng phương pháp nội khoa. Do vi khuẩn gây bệnh được xác định chủ yếu là phế cầu, liên cầu, Hemophilus Influenza…nên kháng sinh thuộc nhóm B lactam vẫn được đánh giá là nhóm thuốc có tác dụng chữa trị hiệu quả nhất.
– Giai đoạn hóa mủ. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh thì phương pháp trích rạch dẫn lưu mủ sẽ được các bác sỹ cân nhắc sử dụng trong điều trị.
– Giai đoạn mủ vỡ. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì mủ sẽ bị vỡ, chảy dịch ra ngoài tai khiến tai bị viêm nhiễm, mùi khó chịu. Bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm xâm lấn, dùng một số loại thuốc như ciplox và tuyệt đối không được sử dụng những loại thuốc có chứa hàm lượng kháng sinh thuộc nhóm tránh aminosid. Khi sử dụng thuốc cha mẹ nên tham khảo thật kỹ ý kiến bác sỹ để có được lời tư vấn cụ thể nhất.
Thận trọng với các loại thuốc nhỏ tai
Khi tai bị viêm nhiễm việc vệ sinh là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý bởi nếu như vệ sinh không đúng, sử dụng các dung dịch có tính sát trùng cao, thuốc có chứa thành phẩn gây dị ứng thì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn cũng như biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như việc dùng nước oxy già để vệ sinh ống tai cho trẻ có thể là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành, bong lớp biểu bì da ống tai, gây chít hẹp ống tai. Lại có không ít gia đình thấy con chảy nhiều dịch nên giã nhỏ những viên kháng sinh để rắc vào sâu bên trong tai của trẻ. Đây là một việc làm vô cùng nguy hiểm bởi những viên thuốc này rất có thể sẽ kết dính lại gây tắc đường dẫn mủ, ứ đọng mủ trong tai khiến cho bệnh lý càng thêm trầm trọng.
Lời khuyên chuyên gia
Cha mẹ cần lưu ý việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cần phải được tiến hành bởi các đơn vị y tế chuyên khoa tai – mũi – họng, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bởi có thể gây ra những biến chứng nặng nề. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào các bậc phụ huynh có thể liên lạc theo số máy 0985 960 990 hoặc 0462 881 155 để các chuyên gia của phòng khám nhi thanh chân tư vấn cụ thể hơn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn