• 0985 96 0990

  • 02462 881155

  • Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

  • reception@thanhchanclinic.vn

Triệu chứng và phương pháp điều trị thoái hóa khớp

26 Tháng 08 2016 | view 177

line

 Bệnh thoái hóa khớp không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức mà con ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có nguy cơ cao dẫn đến tàn phế. Việc nhận biết sớm bệnh thông qua những dấu hiệu sẽ giúp chúng ta có phương pháp chữa trị kịp thời, giảm biến chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị hiệu quả.

 Thoái hoá khớp là một bệnh lý khá phổ biến trong các bệnh về xương khớp, bệnh có thế gặp ở cả nam và nữ, mọi độ tuổi khác nhau đều có nguy cơ mắc bệnh. Thống kê của Tổ chức y tế Thế Giới WHO có 0,3-0,5% dân số mắc các bệnh lý về khớp thì có đến hơn 20% được chẩn đoán mắc chứng thoái hóa khớp. Tại Mỹ, những người trên 55 tuổi thì có đến hơn 80% được chẩn đoán khớp bị thoái hóa và Pháp con số này là 28%. Tại Việt Nam, trong các bệnh lý về xương khớp thì bệnh thoái hóa khớp chiếm đến 10,41%, hơn 50% những người trên 65 được chẩn đoán thoái hoá khớp cấp. Thông thường bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì những triệu chứng của bệnh không đặc trưng và rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh khác.

thoai hoa khop

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Bàn về nguyên nhân gây bệnh các bác sỹ cho biết có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Sự lão hóa về tuổi tác. Theo thời gian khả năng tổng hợp các chất hình thành sợi Collagen và Mucopolysaccharide sẽ bị giảm sút và rối loạn, suy giảm chất lượng sụn, sụn giảm tính đàn hồi, tính chịu lực.

– Yếu tố cơ giới. Đây là sự gia tăng bất thường lực nén lên diện tích của mặt khớp hoặc đĩa đệm và được biết đến là yếu tố chủ yếu trong bệnh thoái hóa khớp thứ phát. Một số yếu tố cơ giới có thể kể đến đó là:

+ Các dị dạng bẩm sinh dẫn đến sự thay đổi diện tích bị đè nén bình thường của khớp và cột sống.

+ Các biến dạng phát sinh sau các chấn thương, u, viêm dẫn đến việc thay đổi hình thái giữa cột sống và các khớp.

+ Sự gia tăng một cách nhanh chóng khối lượng cơ thể do béo phì, thừa cân.

– Yếu chuyển hóa nội tiết như phụ nữ sau mãn kinh, suy tuyến giáp

– Dị tật bẩm sinh, cấu trúc khớp lỏng lẻo

– Bệnh nhân mắc viêm khớp nhiễm khuẩn mạn tính hoặc cấp tính như lao khớp, viêm khớp dạng mủ.

– Bệnh nhân mắc chứng rối loạn dinh dưỡng sau các bệnh thần kinh.

– Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

– Bệnh nhân mắc bệnh gút, người mắc chứng vôi hóa sụn khớp

 Dấu hiệu cảnh báo

 Khi có những triệu chứng sau mọi người cần đi kiểm tra ngay:

– Đau khớp.

Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau xung quanh khớp, đau cứng khớp, cử động khớp bị hạn chế. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh mà những cơn đau này sẽ có những biểu hiện khác nhau, thông thường những cơn đau được khởi phát ở mức độ nhẹ, vùng đau cố định. Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng những cơn đau trở nên trầm trọng hơn và có dấu hiệu lan sang các vùng khác bên trong cơ thể.

– Cứng khớp.

Bên cạnh cảm giác đau thì bệnh nhân còn cảm thấy khớp cứng, cử động khó khăn, đặc biệt hiện tượng cứng khớp xuất hiện nhiều vào buổi sáng, khi cơ thể nghỉ ngơi sau một thời gian dài.

– Cử động khớp bị hạn chế.

Do cấu tạo mặt sụn không trơn nhẵn hoặc các cơ cạnh khớp bị co cứng dẫn đến hiện tượng kẹt cứng khớp, đau nhức khi cử động.

– Phát hiện tiếng kêu.

Trong một số trường hợp khi cử động bệnh nhân còn nghe thấy tiếng rắc rắc nhẹ do sụn bị vỡ hoặc cọ sát vào nhau gây ra.

 – Khớp nóng đỏ.

Tại các khớp chi bệnh nhân còn phát hiện thấy dấu hiệu khớp sưng tấy, nóng đỏ, bệnh nhân rât dễ nhầm lẫn với bệnh Gut.

– Khám thực thể.

Khi tiến hành thăm khám các bác sỹ sẽ phát hiện những dấu hiệu phì đại đầu xương, đau nhức khi tiến hành khám điểm bám của bao khớp, gân cơ, dây chằng hoặc các tổ chức cạnh khớp.

Phương pháp điều trị

Hiện nay chưa có một loại thuốc nào đặc trị quá trình thoái hóa khớp, các loại thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, phục hồi các chức năng của cơ xương khớp và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

– Điều trị không dùng thuốc

+ Bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên nắn bóp, cử động khớp gối nhẹ nhàng.

+ Tránh vận động nặng, mang vác cá đồ nặng, chuyển động cơ thể một cách đột ngột.

+ Giảm sức đè nén lên khớp bằng một số phương pháp như duy trì cân nặng ở mức vừa phải, chống nạng để giảm bớt lực đè lên gối…

 + Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khóang chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B)

– Điều trị dùng thuốc

– Một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, diclofenac, acid mefenamic…có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên các bác sỹ cũng khuyến cáo mọi người cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ là xuất huyết đường tiêu hóa, ảnh hưởng lớp niêm mạc dạ dày.

– Tiêm corticoid. Mục đích của phương pháp này đó là có tác dụng giảm đau nhờ tính chất giảm viêm nhanh và mạnh, thường được chỉ định trong các trường hợp khớp thoái hóa có kèm theo tràn dịch.

– Glucosamin sulfat. Thuốc có tác dụng kích thích sản xuất chất nhầy dịch khớp, tăng khả năng bôi trơn dịch khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp gia tăng.

– Chondroitin sulfat: Với cơ chế chế các enzym phá hủy sụn, kích thích các enzym xúc tác phản ứng tổng hợp acid hyaluronic Chondroitin sulfat giúp khớp hoạt động tốt hơn.

 Quý vị có thể liên lạc theo Hotline 0985 960 990 hoặc 0462 88 11 55 để các bác sỹ của phòng khám tư vấn cụ thể hơn.

Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia

  • Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
  • Tư vấn 24/7
  • Được sở Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
  • Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
  • Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
  • Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
chuyengia
tu van
Đặt lịch tư vấn
  • Hotline:

    0985 96 0990

  • Tel:

    02462 881155

Đặt lịch khám

line

Tư vấn hỏi đáp

line

[ 03-04-2023 ] – Nguyễn Thúy Hằng

Bs cho e hỏi.e bị u tuyến yên đi tăng tiết prolactin. E có bé đầu đc 5 tuổi và giờ bị mất kinh.e mới đi kt lại prolactin và chụp cộng hưởng từ kích thước u = 10mm và đang đc chỉ định uống thuốc dostinex thì e có thể có kinh lại đc k ạ

Đăng ký khám bệnh như thế nào?

Cách 1. Quý khách hàng đến quầy lễ tân làm thủ tục đăng ký khám.

Cách 2. Quý vị có thể gọi điện đến hotline 0985 960 990/0462 881 155 để đặt lịch trước.

Khám sức khỏe bao lâu thì có kết quả?

Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân các kết quả khám đều được chúng tôi hoàn trả ngay trong ngày. Đối với một vài dịch vụ y tế chuyên sâu các bác sỹ cần phải tiến hành phân tích cụ thể để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Phòng khám Thanh Chân có những gói khám nào?

Xin chào bạn!

Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân có các gói khám là: Gói khám sức khỏe cơ bản, Gói khám sức khỏe toàn diện, Gói khám tiền hôn nhân, Gói khám chuyên sâu sản phụ khoa, Gói khám thai tiền mang thai, Gói tầm soát phát hiện sớm ung thư, … Để biết thêm thông tin chi tiết về danh mục các gói khám cũng như chi phí, bạn vui lòng tham khảo thêm bảng giá dịch vụ của chúng tôi.

  • facebook
  • google