Tư vấn tim mạch trực tuyến: Giáo Sư Phạm Gia Khải
25 Tháng 11 2016 | 1884
Giáo sư Y khoa Phạm Gia Khải hiện giữ chức Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam; chuyên gia cao cấp về tim mạch cho ngành Y; Chủ tịch hội đồng chuyên môn của ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương.
Giáo sư Khải từng giữ chức Viện trưởng Viện Tim mạch; trưởng bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội. Ông nhận hàm giáo sư y khoa vào năm 1990. Trong nhiều năm công tác, Giáo sư Khải đã đóng góp hơn hơn 70 công trình và bài báo cáo trong và ngoài nước, liên quan tới bệnh tim mạch, đồng thời nhận nhiều danh hiệu cao quý như: Nhà giáo nhân dân; Anh hùng lao động; Công dân ưu tú của thủ đô; huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba.
Sau khi về hưu, ông tiếp tục được mời là chuyên gia cao cấp về tim mạch cho ngành Y; Chủ tịch hội đồng chuyên môn của ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe Cán bộ Trung ương; Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam.
Một số câu hỏi về Rối loạn mỡ máu đã được thầy tư vấn:
1. Tôi xét nghiệm bị rối loạn mỡ máu chỉ số: Cholesterol = 260 LDL= 158,, HDL =45; triglyceride= 270. Tôi tập thể dục mỗi ngày, ăn rau nhiều, không mỡ động vật, tôi phải làm gì để giảm mỡ máu được? Trần Anh Tú, 38 tuổi, An Giang
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Với các chỉ số của anh thì việc tập thể dục kèm với chế độ dinh dưỡng như anh đang thực hiện cũng giúp cho anh giảm được lượng mỡ trong máu rồi. Anh yên tâm và cũng đừng lo lắng nhiều. Sau 3 tháng, anh làm lại xét nghiệm, tùy vào kết quả bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho anh.
2. Tôi năm nay 44 tuổi đi khám bác sĩ bảo mỡ máu 10,5 quá cao so với quy định. Tôi đã uống lá sen, bưởi non phơi khô đun nước uống thì có giai đoạn chỉ xuống được 6,6. Bác sĩ chỉ cho tôi cách điều trị hiệu quả nhất. Tôi xin cám ơn. Nguyễn Đức Minh, 44 tuổi, Tỉnh Lào Cai
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Tôi không biết 10,5 là chỉ số nào của mỡ, tuy nhiên cholesterol, triglyceride thì chỉ số nào cũng quá cao. Với kết quả này thì anh phải dùng thuốc tây, kèm với chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và chơi thể thao thì điều trị mới có hiệu quả anh ạ!Lá sen, bưởi non… không thể điều trị mà chỉ hỗ trợ một phần nào cho rối loạn mỡ máu của anh mà thôi!Anh nên đến bệnh viện, bác sĩ sau khi thăm khám sẽ chỉ định dùng thuốc cho anh.
3. Kính gởi giáo sư, em bị tăng Triglycerid thường xuyên nếu không dùng thuốc Triglycerid dao động từ 300 – 400mg%, uống lipanthyl thì giảm về 200 – 250mg%, bỏ thuốc lại tăng lại. Em ăn ít dầu, cơm 1,5 chén nhỏ/cữ, ít ăn trái cây ngọt, không rượu bia… Kiêng theo hướng dẫn của Bác sĩ và tập thể dục rồi, không bị thừa cân BMI 22. Vì sao em luôn bị tăng Triglycerid, và có cần uóng thuốc liên tục suốt đời không? Xin cảm ơn giáo sư. Ngụy Hưng, 45 tuổi, Nguyễn Văn Luông, Quận 6, HCM.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Chỉ số triglyceride của bạn như vậy là cao. Dùng Lipanthyl hàm lương bao nhiêu bạn không đề cập đến. Nếu đang dùng loại 160 mg hoặc 200 mg thì bạn có thể đến tái khám tại nơi bác sĩ cho bạn dùng. Có thể bác sĩ sẽ tăng dose hoặc phối hợp thuốc cho bạn.Để giảm triglyceride bạn nên đi bộ ít nhất 45 phút một ngàyĐể phòng ngừa các biến chứng khi triglyceride tăng đôi khi phải dùng thuốc liên tục và suốt đời, bạn ạ. Bạn nên duy trì chế độ ăn kiêng và đừng nên lo lắng nhiều. Hi vọng việc điều trị của bạn sớm có kết quả tốt.
4.Xin hỏi bác sĩ, việc tim hở van ba lá ảnh hưởng gì tới sức khỏe như thế nào và có liên quan tới bệnh cao huyết áp không vậy bác sĩ? Trần Duy Hiệp, 30 tuổi, Bắc Trà My, Quảng Nam
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Hở nhẹ van ba lá (1-2/4) không phải là bệnh, không có ảnh hưởng tới bệnh tăng huyết áp
5.Bác sĩ cho cháu hỏi một số vấn đề sau: cháu năm nay 35 tuổi, hiện công tác tại Công ty Điện lực Ninh Thuận. Vừa qua cháu có đi khám tổng quát tại BV ĐH Y Dược TP HCM. Kết quả siêu âm có kết luận Hở van tim 2, 3 lá sinh lý; máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, tăng Axit Uric, tăng men gan và cho uống thuốc. Cháu xin hỏi bác sĩ hở van tim như trên có nghiêm trọng không; có giải pháp nào để hạ mỡ máu mà không dùng thuốc không hoặc có loại thực phẩm chức năng nào mà giúp giảm mỡ máu không. Mai Thai An
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Trước hết bạn không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh lý của mình. Hở van 2, 3 lá sinh lý là bình thường không gây ra các hậu quả xấu cho cơ thể. Vì vậy, không phải can thiệp điều trị. Do đó vấn đề của bạn chỉ cần tập trung vào điều trị tăng mỡ máu gan nhiễm mỡ và tăng axit uric là được.Điều trị không dùng thuốc: áp dụng cho thời kỳ mới bị bệnh bằng cách: thay đổi lối sống với các tiêu chí cụ thể như sau: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế tối đa rượu, bia. Duy trì cân nặng ở mức độ bình thường (BMI nhỏ hơn 23) Chế độ ăn: cung cấp ít năng lượng nhưng có đầy đủ các vitamin và khoáng chất; Hạn chế ăn mỡ động vật, thịt đỏ, nên ăn nhiều cá và thịt trắng; Sử dụng dầu thực vật để chiên xào; Ăn nhiều rau và trái cây. Thường xuyên duy trì vận động thể lực ít nhất là 30 phút/ngày. Giảm căng thẳng trong mọi quan hệ với gia đình, xã hội. Sử dụng các thực phẩm chức năng giàu chất xơ hoặc những chất có tác dụng điều hòa mỡ máu như Policosanol (GDL-5) Nếu sau khi thay đổi lối sống trong khoảng 2-3 tháng mà mỡ máu trở về giới hạn bình thường thì không phải dùng thuốc để điều trị mà chỉ cần duy trì lối sống đó là được. Còn khi đã thay đổi lối sống mà mỡ máu vẫn cao thì khi đó bạn cần đến phòng khám hoặc bệnh viện để khám và điều trị. Có nhiều loại thuốc để điều trị tăng mỡ máu, tuy nhiên các thuốc này có thể có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó phải yêu cầu kê toa điều trị của bác sĩ.Để ngăn tình trạng tăng axit uric, trước hết bạn cần hạn chế ăn các chất đạm nhất là các hải sản, nếu thay chế độ ăn mà cải thiện được axit uric thì không cần phải điều trị bằng thuốc. Còn nếu không giảm được axit ngay cả khi đã thay đổi chế độ ăn và các khớp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau thì bạn cần đến khám và điều trị tại khoa khớp của các bệnh viện.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
6. Bác sĩ cho biết rối loạn mỡ máu có phải uống thuốc suốt đời như cao huyết áp không? Phan Thị Hà
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Rối loạn mỡ máu là một bệnh mãn tính không điều trị khỏi được. Các thuốc điều trị chỉ giúp đưa lượng mỡ máu trở về giới hạn bình thường, từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của rối loạn mỡ máu trong 5 đến 10 năm tiếp theo như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim đột quỵ…Vì vậy, để giảm nguy cơ từ rối loạn mỡ máu thì bạn vẫn phải duy trì dùng thuốc, nếu ngưng thuốc thì phải có ý kiến của bác sĩ
7. Bà em bị huyết áo cao và tiểu đường chỉ số xét nghiệm Triglyceride là 4.8mmol/l. Bà em vẫn đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường và huyết áp cao do bệnh viện cấp để uống hàng ngày. Bà em có thể sử dụng thêm sản phẩm nào để hỗ trợ không. Người già tập thể dục không được nhiều, vậy bà em nên ăn uống ra sao ạ? Trần Thị Tuyết Mai, 26 tuổi, TPHCM
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Bạn có thể nói rõ thêm về 1 số chỉ số xét nghiệm về thành phần mỡ máu như cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C nữa được không? chỉ số triglyceride của bà là 4.8mmol/l là cao (bình thường < 1.7 mmol/l), nguy cơ cao dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.Vì vậy, nên có chế độ ăn uống hợp lý hạn chế chất béo, ngọt, tăng cường ăn rau, trái cây, hạt, ngũ cốc… Vì bà của bạn lớn tuổi không nên tập thể dục quá sức, chỉ đi bộ và nên nghỉ ngơi nếu thấy mệt. Không cần đi một lúc 30 – 45 phút, mà nên chia đều trong ngày, có thể đi 3-4 lần trong 1 ngày.Bạn cũng có thể cho bà dùng FAZ vì FAZ sẽ giúp kiểm soát được mỡ trong máu, ổn định các thành phần mỡ máu, đặc biệt sau 2 tháng sử dụng triglyceride sẽ giảm được 14,1%. Liều dùng 1 viên một ngày sau bữa ăn tối và nên dùng thường xuyên.
8.Em bị u gan (42x38mm) có ảnh hưởng tới cholesterol toàn phần (5.45) do gan bị yếu không tổng hợp chất lipit được phải không ạ. Em có cần phải hỗ trợ thêm men gì cho gan không ạ. Đỗ Trang, 41 tuổi
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Với kích thước khối u như vậy là lớn, các tế bào gan của em bị tổn thương nên chức năng gan từ đó cũng bị ảnh hưởng nhiều.Việc cho thuốc trong điều trị phải do bác sĩ khám thực thể trên cơ thể bệnh nhân và tình trạng men gan của em như thế nào thì mới chính xác.Vì vậy em nên đến bệnh viện chuyên về khoa gan-mật hoặc tiêu hóa để được khám. Bác sĩ sẽ chỉ định cho em dùng thuốc
9.Xin bác sĩ cho hỏi, rối loạn mỡ máu có phải là do trong cách thức ăn uống của chúng ta hay do duy truyền.?Xin cam on bac si. Nguyen Thi Hong Luy, 42 tuổi, 81 dang minh tru, f10, Tan Binh, TPHCM
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Một trong những nguyên nhân bị bệnh rối loạn mỡ máu là do chế độ dinh dưỡng và có yếu tố gia đình. Ăn nhiều chất béo, uống rượu bia nhiều, uống nhiều nước ngọt có ga, hút thuốc lá… kèm với lối sống ít vận động đều là những yếu tố có nguy cơ gây rối loạn mỡ máu.Để biết mình có bị RLMM hay không, bạn nên khám sức khỏe và làm xét nghiệm máu ít nhất 1 năm 1 lần. Từ đó có hướng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động, phòng tránh các biến chứng do rối loạn mỡ máu
10. Cháu chào các bác sĩ ạ. Bác sỹ cho cháu hỏi chồng cháu năm nay 36 tuổi, cao 1.6m, nặng 68kg. Kết quả xét nghiệm sinh hóa như sau: Acid Uric 440, cholesterol 5.8; Triglycerid 4.06; AST (GOT) 41; ALT (GPT) 101; GGT 57. Còn kết quả xét nghiệm huyết học thì như sau: MCV 92.8; WBC 11.8; MONO# 1.3; LYM% 23; MONO% 11. Hiện chồng cháu chưa uống bất cứ thuốc gì để làm giảm các chị số trên. Vậy cháu nhờ bác sĩ tư vấn giúp là chồng cháu có phải uống loại thuốc nào để điều hòa lại các chỉ số trên không ạ hoặc là có biện pháp ăn uống như thế nào cho hợp lý để nhằm giảm thiểu các chỉ số trên. Cháu xin chân thành cảm ơn ạ. Phan Nhu Quy, 31 tuổi, 289 Khuat Duy tien-cau giay-ha noi
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia Khải
Với các chỉ số xét nghiệm cho thấy chồng chị có một số chỉ số tăng cao trên mức giới hạn bình thường đó là có axit uric tăng, cholesterol tăng, triglyceride tăng, men gan tăng nhẹ và tăng bạch bạch cầu trong máu. Ngoài ra xét về cân nặng so với chiều cao thì chồng chị cũng có biểu hiện dư cân. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của chồng chị thì ngoài các kết quả xét nghiệm như trên còn cần phải được bác sỹ khám trực tiếp để phát hiện các triệu chứng lâm sàng. Sau đó căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng cùng với kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của chồng chị và sau đó bác sĩ sẽ chọn biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của anh ấy.Chính vì vậy chồng chị cần phải đến phòng khám của bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt (khi tới phòng khám chồng chị nên mang theo kết quả các xét nghiệm để bác sĩ có tài liệu tham khảo).
——————-
Để nhận được sự tư vấn chuyên môn của Gs.Phạm Gia Khải về các bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, rối loạn lipid máu….các bạn có thể gửi câu hỏi cho thầy trực tiếp tại đây hoặc- Gửi vào Inbox Facebook: https://www.facebook.com/phongkhamthanhchan.vn/
* Lưu ý : Để nhận được những tư vấn của thầy tốt nhất, khi gửi câu hỏi các bạn lưu ý nhớ ghi lại các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng gần nhất, cùng các mô tả triệu chứng lâm sàng hiện tại để thầy có thể nắm rõ hơn bệnh lý trong từng trường hợp cụ thể nhé.
Xem thêm: Các gói khám tim mạch
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn