Vẹo cột sống – bệnh học đường
25 Tháng 05 2016 | 210
Ngoài cận thị thì vẹo cột sống cũng là bệnh học đường khá phổ biến và khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy chứng cong vẹo cột sống là gì cũng như cách phòng chống ra sao? Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể.
Cột sống có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là trụ cột của cơ thể, bảo vệ tuỷ sống, nâng đỡ toàn bộ cơ thể, bảo vệ các cơ quan mà còn giúp định hình khung xương, giúp cơ thể hoạt động linh hoạt và bình thường. Vẹo cột sống là tình trạng biến dạng cột sống trong đó cột sống bị lệch sang một bên (lệch sang trái hoặc lệch sang phải) khiến các hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vẹo cột sống – bệnh học đường
Theo thống kê cho biết hiện nay số lượng học sinh mắc chứng cong vẹo cột sống ngày một nhiều và trở thành một căn bệnh phổ biến trong học đường. Việc ngồi học không đúng tư thế, khoảng cách bàn ghế quá gần khiến trẻ phải khom lưng, khoảng cách quá xa khiến trẻ phải cố vươn, việc mang cặp sách quá nặng…là những yếu tố khiến chứng cong vẹo cột sống ở trẻ. Bên cạnh đó việc bắt trẻ lao động sớm, mang vác đồ nặng không cân đối hai bên cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cột sống.
Dấu hiệu nhận biết.
Các bậc phụ huynh có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc chứng vẹo cột sống như:
– Hai vai không đồng đều và có xu hướng lệch sang một bên.
– Một bên xương bả vai nhô cao hơn.
– Cấu trúc hai bên xương hông không đều.
– Khó giữ thẳng lưng khi đi hoặc khi ngồi.
– Thường xuyên có dấu hiệu đau mỏi lưng, khó thở, tức ngực.
Ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Khiến trục hệ xương thay đổi dẫn đến thân hình dị dạng.
– Tăng nguy cơ lệch xương chậu ảnh hưởng đến khả năng mang thai của các bé gái.
– Ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan như tim, phổi…gây khó thở, giảm sức co bóp của tim.
– Gieo tâm lý tự ti, trẻ ngại giao tiếp, mặc cảm về thân hình.
– Trẻ khó tham gia các hoạt động thể lực, các hoạt động thể thao tập thể.
Để phòng ngừa vẹo cột sống cho học sinh cần chú ý:
– Tăng cường cho trẻ ăn các món ăn giàu canxi, đủ chất khoáng, protein và các loại vitamin…
– Tăng cường sức khỏe cho các em học sinh bằng cách cho các em thường xuyên tập thể dục thể thao.
– Hướng dẫn trẻ mình ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế.
– Bàn, ghế, bảng phải có khoảng cách phù hợp với từng lứa tuổi.
– Không để học sinh mang vác cặp sách quá nặng (đặc biệt các bé cấp tiểu học).
– Không để trẻ lao động nặng, khi mang vác các vật nặng cần cân đối 2 bên.
– Đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Với mong muốn chung tay chăm sóc sức khỏe cho trẻ dịp hè 2016, Phòng khám Thanh Chân đang triển khai chương trình khám sức khỏe miễn phí cho trẻ dưới 12 tuổi. Đây là cơ hội để các bậc phụ huynh kiểm tra sức khỏe toàn diện cho con em của mình. Ngoài ra, khi đến khám quý phụ huynh còn được các bác sỹ Nhi khoa đầu ngành trực tiếp tư vấn về cách phòng chống các bệnh mùa hè, phòng chống các bệnh học đường (các tật về mắt, chứng cong vẹo cột sống, các bệnh lý về thần kinh, hô hấp…) Quý phụ huynh có thể liên lạc theo hotline 0985 960 990 để được chuyên gia trực tiếp tư vấn và xếp lịch khám sớm nhất.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn