4 bệnh trẻ thường mắc phải khi giao mùa
12 Tháng 09 2017 | 242
Thời tiết thất thường ở giai đoạn giao mùa có tác động không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Với hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ rất dễ mắc bệnh, và có thể gặp nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Các bệnh trẻ thường mắc khi giao mùa
Viêm phế quản ở trẻ
Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phế quản khi thời tiết thay đổi, giao mùa do virut xâm nhập đường hô hấp. Trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho; ho có đờm vàng, trắng, xanh lá; chảy nước mũi trong, sưng họng, cảm giác đau dưới xương ức…
Trẻ mắc viêm phế quản nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa…
Viêm đường hô hấp
Giao mùa là thời điểm thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi hít thở ở nơi có nguồn gây bệnh. Viêm đường hô hấp được chia làm 2 loại là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Viêm đường hô hấp trên gồm các bệnh như viêm mũi – họng, viêm VA, viêm amidan, viêm tai giữa, cảm lạnh, ho. Bệnh diễn tiến trong vài ba ngày với các dấu hiệu như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng. Trẻ dưới 1 tuổi mắc bệnh có thể nôn, quấy khóc.
Viêm đường hô hấp dưới bao gồm các bệnh viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản… với các biểu hiện như khó thở, cánh mũi phập phồng, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể bị trướng bụng, da xanh tím…
Cảm cúm
Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nhiễm khuẩn hô hấp, trẻ có thể mắc bệnh cúm. Bệnh có dấu hiệu như chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, sưng họng… Cha mẹ không nên coi nhẹ cảm cúm ở trẻ bởi bệnh có thể gây biến chứng thành viêm đường hô hấp.
Viêm mũi dị ứng
Những trẻ có cơ địa mẫn cảm rất dễ bị viêm mũi dị ứng khi thời tiết giao mùa. Viêm mũi dị ứng có biểu hiện: hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, khó thở, ù tai. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan…
Các biện pháp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh khi giao mùa
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ chơi cũng cần thường xuyên được vệ sinh, loại bỏ vi khuẩn.
– Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ vui chơi ngoài trời để tăng sức đề kháng.
– Hạn chế đưa bé đến các khu vui chơi, địa điểm đông người để giảm thiểu nguy cơ bé tiếp xúc với nguồn bệnh.
– Tắm rửa, vệ sinh chân tay cho bé thường xuyên.
– Giữ ấm cho bé khi thời tiết chuyển lạnh, không cho trẻ tắm lâu với nước lạnh, tránh cho bé tắm khi vừa chơi xong hoặc đang ra nhiều mồ hôi.
– Hạn chế cho bé sử dụng đồ ăn lạnh, nước đá, kem để bảo vệ bé khỏi bị viêm họng.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn