90% trẻ sơ sinh tử vong khi mắc phải căn bệnh này
13 Tháng 07 2017 | 163
Những năm gần đây, bệnh ho gà có diễn biến phức tạp, số ca mắc ho gà phải nhập viện có xu hướng gia tăng. Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn ho gà gây ra, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặc điểm của bệnh ho gà
Vi khuẩn này khi vào đường hô hấp sẽ bám vào nhung mao, sinh sản và giải phóng ra độc tố, làm tổn thương nhung mao, gây viêm và hoại tử. Các tổ chức hoại tử giải phóng ra chất histamin gây kích thích cực độ đường hô hấp dẫn đến những cơ ho dữ dội, kéo dài và không tự kiềm chế được. Bệnh gọi là ho gà vì khi ho có tiếng rít như tiếng rít của con gà trống khi gần hết tiếng gáy.
Biến chứng của bệnh ho gà
Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ em và cả người lớn khi chưa có kháng thể chống lại bệnh. Trẻ mắc bệnh sẽ bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh bởi lúc này sức đề kháng còn yếu. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu oxy dẫn tới suy hô hấp, viêm phổi, viêm não, thiếu oxy não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong ở 90% trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà
Vi khuẩn ho gà vào cơ thể khoảng 2 tuần sẽ xuất hiện dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi. Người lành hít phải không khí có chứa vi khuẩn sẽ mắc bệnh nếu chưa có kháng thể chống lại chúng.
Các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong vòng 5 – 7 ngày hoặc 3 tuần sau khi phơi nhiễm. Bệnh khởi phát với những triệu chứng giống cảm lạnh như ho nhẹ, chảy nước mũi, sốt nhẹ. Sau khoảng 1 – 2 tuần, người bệnh bắt đầu ho liên tục, khi hít thở có tiếng rít.
Ở trẻ sơ sinh, ho rất ít xuất hiện, thậm chí không ho nhưng có hiện tượng ngừng thở tạm thời trong một thời gian ngắn. Đây là hiện tượng hết sức nguy hiểm với trẻ sơ sinh bị ho gà. Do đó, nếu nghi ngờ hoặc biết trẻ sơ sinh bị ho gà cần cho trẻ đi khám và điều trị sớm để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng tránh bệnh ho gà
Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng bệnh ho gà, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng.
Bên cạnh đó, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là cho trẻ tiêm chủng Vacxin đủ liều, đúng lịch.
Lịch tiêm chủng Vacxin DTP hoặc Quinvaxem ngừa ho gà cho trẻ như sau:
Mũi thứ 1: tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi thứ 2: tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi thứ 3: tiêm sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi thứ 4: tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi
Nếu nghi ngờ trẻ bị ho gà, cần cho trẻ ở nhà, cách li với trẻ lành và điều trị dứt điểm. Các thành viên khác trong gia đình cũng cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh để đề phòng phát tán bệnh thành dịch.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn