Hiểm họa từ thực phẩm nhiễm chì
21 Tháng 04 2016 | 598
Sau khi hàng loạt thông tin về thực phẩm bị nhiễm chì thì nhiều người tỏ ra băn khoăn, lo lắng: “thực phẩm nhiễm chì sẽ có ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe của con người?”. Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.
Theo Thạc sỹ Phạm Mỹ Linh – Viện Nghiên cứu Rau quả Quốc gia cho biết nguyên nhân khiến các thực phẩm bị nhiễm chì đó là tiếp xúc trực tiếp hoặc ở gần nơi bị ô nhiễm, rau quả trồng ở những nơi nguồn đất, nguồn nước bị nhiễm chì trầm trọng. Nguy hiểm hơn đa phần trong các loại phân bón rau, củ, quả đều có chứa hàm lượng chì nhất định khiến cho dư lượng chì trong rau quả vẫn còn tồn đọng sau khi thu hoạch. Một số thực phẩm có nguy cơ nhiễm chì cao nhất đó là rau muốn, tôm, cam, quýt, thịt lợn, thịt bò…
Nguy hại khôn lường từ thực phẩm nhiễm chì
Theo các chuyên gia cho biết chì là một kim loại mềm có màu xám thường được sử dụng rộng rãi trong pha sơn, làm chất tạo màu, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm…Nếu ăn phải thực phẩm có chứa chì trong một thời gian dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ ngộ độc, các chất độc này thường được tích tụ nhiều trong xương, thận, máu, thận, não và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Khi hàm lượng chì trong máu cao hơn 0,8ppm sẽ gây ra hiện tượng giảm hồng cầu dẫn đến cơ thể chúng ta xanh xao, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, đau nhức cơ…
– Hàm lượng chì tích tụ nhiều trong thận dẫn đến suy thận, viêm cầu thận, đái máu…
– Những người bị nhiễm độc chì lớn có thể gây ra các biến chứng về não như phù não, hoại tử não. Đối với những trường hợp này nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng thần kinh và không thể hồi phục.
– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu nhiễm chì nặng có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như xảy thai, dọa sinh non, dị tật thai nhi…
– Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng những trẻ nhiễm chì trí não vẫn phát triển tuy nhiên kém hơn so với các trẻ cùng trang lứa. Cụ thể nếu nồng độ chì trong máu tăng 10mg/dl thì chỉ số IQ của trẻ sẽ giảm đi 5 điểm so với trẻ bình thường.
Theo các bác sỹ của Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân nếu như trẻ em bị nhiễm chì với nồng độ trong máu đo được ở mức 6mg/dl sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.
Các bác sỹ cũng cho biết thêm những ảnh hưởng của chì đối với cơ thể của chúng ta là vô cùng nặng nề nhưng thời gian để đào thải chúng ra khỏi môi trường lại rất lâu. Để có thể đào thải chì ra khỏi thận chúng ta cần 7 năm, đào thải ra khỏi xương cần mất đến 32 năm trong điều kiện cơ thể không phải tiếp nhận chì từ bên ngoài.
Vậy chúng ta cần phải làm gì để tránh nguy cơ nhiễm độc?
Trước những ảnh hưởng vô cùng nặng nề của chì đối với sức khỏe con người như vậy thì một câu hỏi được đặt ra đó là: “chúng ta cần làm gì để hạn chế nguy cơ nhiễm độc?”.
Theo các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh mọi người nên chú ý:
– Không chăn nuôi, trồng trọt tại những vùng đất nhiễm chì (hoặc đang nghi ngờ nhiễm chì).
– Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
– Rửa sạch, chế biến kỹ để loại bỏ các chất độc hại.
– Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe cũng như có kế hoạch chữa trị sớm nhất nếu phát hiện có độc tố bên trong cơ thể.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn