Cẩn trọng bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ
26 Tháng 04 2016 | 299
Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, vệ sinh kém là những nguyên nhân khiến bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ phát triển nhiều. Khi trẻ mắc bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu thêm về chứng bệnh này để từ đó có kế hoạch điều trị, phòng ngừa sớm.
Quá trình hình thành mủ tai giữa như thế nào?
Viêm tai giữa mủ là giai đoạn 2 của bệnh viêm tai giữa cấp tính (sau giai đoạn xung huyết). Theo các bác sỹ nguyên nhân chính để hình thành mủ bên trong tai giữa đó là do lớp niêm mạc tai giữa bị viêm nhiễm, tăng tiết dịch. Môi trường này tạo điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn có sẵn trong tai giữa hoặc từ bên ngoài tấn công gây mưng mủ. Bệnh có thể phát sinh tại bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển nhất.
Dấu hiệu nhận biết là gì?
Thông thường bệnh viêm tai giữa mủ thường xuất hiện sau khi mắc bệnh viêm mũi họng. Một số dấu hiệu cảnh báo cha mẹ nên lưu ý đó là:
– Trẻ đang bị chảy nước mũi, mũi tắc ngạt đột nhiên xuất hiện đau nhói trong tai, cơn đau xuất hiện ở trên vùng thái dương và lan nhanh xuống vùng hầu họng.
– Trẻ sốt cao. Kẹp nhiệt độ có thể phát hiện thân nhiệt trẻ tăng cao một cách bất thường.
– Trẻ kêu trong tai có tiếng ù, suy giảm thính lực (đây chính là giai đoạn xung huyết, ở giai đoạn này nếu được phát hiện và điều trị ngay khi mủ trong tai giữa chưa kịp hình thành thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn cũng như giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm).
– Nếu không điều trị dứt điểm ở giai đoạn này mủ sẽ bắt đầu xuất hiện kèm theo hiện tượng sốt cao, mủ đọng khiến màng nhĩ bị đẩy phồng, mủ tai được giải phóng thoát ra ngoài. Nguy hiểm hơn nữa nếu như mủ tai không thoát được ra ngoài có thể đi ngược vào trong não dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não…
– Tại hòm nhĩ nếu như mủ không được đẩy ra sẽ dẫn đến hiện tượng dính chuỗi xương con khiến sức nghe giảm dần, màng nhĩ bị kéo nhỏ lại, nguy cơ cao hình thành chất cholesteatoma – một loại chất cực độc có khả năng phá hủy xương và đe dọa đến tính mạng.
Loại bỏ mủ tai giữa như thế nào?
Trước những biến chứng nguy hiểm như trên thì vấn đề giải phóng mủ ra khỏi tai giữa như thế nào là câu hỏi được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm.
Theo các bác sỹ của Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân thì có 2 cách để giải phóng mủ:
– Cách 1. Làm thông thoáng vòi tai để mủ chảy từ hòm tai ra mũi họng.
– Cách 2. Trích dẫn lưu mủ tai giữa thông qua phương pháp rạch màng nhĩ.
Đối với trường hợp viêm tai giữa mủ đã chuyển sang viêm tai giữa thanh dịch các bác sỹ phải thực hiện phương pháp đặt ống thông ở màng nhĩ để cân bằng áp lực bên ngoài với tai giữa giúp niêm mạc tai có thể tồn tại trong môi trườn bình thường. Với phương pháp này thông thường trong khoảng 6 tháng mủ bên trong tai sẽ được hấp thu hoàn toàn.
Để có được kết quả điều trị nhanh chóng và tuyệt đối các bác sỹ khuyến cáo nên kết hợp đồng thời phương pháp điều trị nội khoa với các thủ thuật. Ngoài ra, cha mẹ nên chủ động đưa con em đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như có kế hoạch điều trị khi mắc bệnh.
Để được các bác sỹ tư vấn cụ thể hơn về bệnh lý viêm tai giữa có tạo mủ ở trẻ quý vị có thể liên lạc theo đường dây 0985 960 990 hoặc 0462 881 155.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn