Mách bạn cách phân biệt cá nhiễm độc
26 Tháng 04 2016 | 366
Sau rau muống nhiễm chì, măng chứa chất vàng ô, thịt lợn chứa chất tạo nạc…thì giờ đây cá bị nhiễm độc lại là một bài toán khiến các chị em nội trợ đau đầu. Việc làm sao để lựa chọn được những con cá tươi ngon, không chứa hóa chất bảo quản, không nhiễm độc là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chị em.
Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu một số cách để nhận biết cá nhiễm độc để bảo vệ bữa cơm cho cả gia đình.
Cá nhiễm độc sẽ đi đâu?
Có thể thấy được rằng chưa bao giờ vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm bị ô nhiễm lại ở mức báo động như hiện nay. Trước những thông tin gia súc có chứa chất tạo nạc, gia cầm có chứa chất kích thích thì cá biển đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em nội trợ. Đa phần chị em đều có chung suy nghĩ đó là những loại cá sống ở dưới biển, không phải do con người chăn nuôi thì sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, mới đây hàng loạt báo đài, cơ quan truyền thông đã đăng tải thông tin tại Quảng Bình hàng trăm ngư dân ra biển vớt cá về bán cho các thương lái. Trong vài ngày gần đây hình ảnh những chiếc xe đông lạnh nằm dài trên bờ biển để thu mua cá chết đã không còn trở nên xa lạ. Khi được hỏi về “điểm đến” cho những chuyến xe này thì các lái xe cho biết đó là các lò đông lạnh và sau đó sẽ được chở đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…
Hiểm họa khôn lường từ cá nhiễm độc
Theo các nhà khoa học cho biết cá có khả năng thích ứng rất tốt với điều kiện môi trường bị ô nhiễm. Đối với sự việc hàng trăm tấn cá chết được nghi do nhiễm độc bởi đường dẫn chất thải của công ty Formosa chứng tỏ lượng chất độc có trong nước thải là rất lớn.
Theo nhận định của GS. TSKH. Lê Huy Bá cho biết đã tiến hành phân tích thành phần nước thải, tất cả các hóa chất được xả trực tiếp ra biển thì chỉ có một số chất có khả năng làm sạch nước, kháng khuẩn còn những chất khử trùng, chống ăn mòn, chống rỉ sét…đều là những chất có khả năng gây độc. Những chất này có khả năng tạo thành một số hợp chất rất bền, khó phân hủy và khó giải độc. Dù chưa đưa ra được chính xác thành phần nào là nguyên nhân trực tiếp khiến cá chết hàng loạt song việc ăn phải loại cá nhiễm độc này sẽ gây ra những nguy hại khôn lương. Cụ thể như người bệnh sẽ gặp các triệu chứng cấp tích như nôn mửa, đau bụng, choáng ngất, xuất huyết đường tiêu hóa…Biến chứng nguy hiểm nhất phải kể đến nếu ăn phải các loại cá này đó là nguy cơ tử vong tại chỗ hoặc ung thư diễn biến âm thầm. Bởi theo lời GS. TSKH. Lê Huy Bá thì việc chúng ta ăn phải cá nhiễm độc thì cũng như việc uống một cốc thuốc độc vậy!
Trước những hiểm họa khôn lường như vậy thì hơn bao giờ hết vấn đề làm thế nào để phân biệt cá nhiễm độc và cá tươi đang thu hút được sự quan tâm của chị em nội trợ và toàn xã hội.
Mẹo phân biệt cá tươi và cá nhiễm độc
Cá tươi |
Cá nhiễm độc |
Mình cá còn nguyên vẹn. | Mình cá không còn nguyên vẹn, mình ráp, vảy ráp. |
Vây, vảy cá tròn đều, bóng | Vảy bong thành từng mảng nhỏ, vây gẫy |
Mình cá ít xây xước | Mình cá bị xây xước nhiều |
Bụng trắng đều, thân cá sáng màu | Mình cá đen, màu sắc không đồng nhất |
Thịt cá trắng | Thịt cá xỉn màu |
Mắt cá sáng, trong | Mắt cá đục, có màng bao quanh mắt |
Mang cá đỏ tươi | Mang cá đục, bẩn, màu xạm |
Ruột cá mẩy, tươi | Ruột cá mềm, mùi khó chịu |
Thịt cá rắn chắc | Thịt cá bở |
Chế biến có mùi thơm đặc trưng | Chế biến có mùi lạ, khó chịu |
Dùng tay ấn nhẹ thân cá có độ đàn hồi | Dùng tay ấn nhẹ thân cá mềm, đàn hồi kém |
Tươi lâu khi để ở nhiệt độ thường | Dễ ươn, bốc mùi khi để ở nhiệt độ thường |
Hi vọng với những thông tin trên đã giúp chị em có thêm được những mẹo vặt để phân biệt và chọn lựa được cá ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn