Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ khi giao mùa
07 Tháng 05 2016 | 349
Giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm trong không khí lớn tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết phát triển. Bệnh có thể tấn công mọi đối tượng song tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là cao nhất. Trước thực trạng đó vấn đề làm sao để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ là câu hỏi được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm.
Theo các bác sỹ của Phòng khám đa khoa Quốc tế Thanh Chân, sốt xuất huyết là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính và có khả năng bùng phát trở thành đại dịch. Bệnh thường lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn Aedes albopictus và muỗi Aedes aegypti.
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
– Đặc điểm nhận dạng. Muỗi có màu đen sậm, có đốm trắng tại chân và thân nên thường được gọi là muỗi vằn, kích thước lớn hơn các loại muỗi thông thường.
– Tập tính. Muỗi thường tập chung tại những góc tối, ẩm thấp trong nhà như tủ quần áo, chăn màn, các đồ dùng sinh hoạt. Muỗi cái thường đẻ trứng tại các vũng nước như ao, hồ, chum, vại, hốc cây, giếng nước…
– Thời gian sinh sống. Muỗi có thể sinh sống quanh năm song phát triển nhiều nhất là vào mùa mưa, thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong không khí thấp, độ ẩm lớn. Vòng đời của muỗi từ trứng đến muỗi trưởng thành thường kéo dài từ 7 cho đến 10 ngày.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Do bệnh sốt xuất huyết thường lây lan qua con đường muỗi đốt chính vì vậy phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất đó là diệt muỗi, diệt bọ gậy, phòng tránh bị muỗi đốt. Cụ thể:
– Diệt muỗi bằng cách.
+ Không cho muỗi có nơi đẻ trứng bằng cách đậy kín các bình chứa nước.
+ Loại bỏ các bình chứa không sử dụng đến như chụm vại hỏng, các hố nước tù đọng.
+ Nuôi cá trong dụng cụ chứa nước để diệt loăng quăng, diệt bọ gậy.
+ Thường xuyên thay rửa các dụng cụ chứa nước như bể, chum, vại.
+ Dọn sạch môi trường sống, thu gom phế thải trong nhà.
– Phòng chống bị muỗi đốt.
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Căng màn khi đi ngủ.
+ Sử dụng các phương pháp diệt muỗi như bình xịt, kem chống muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, vợt muỗi….
+ Phun thuốc diệt muỗi xung quanh nhà.
+ Không cho trẻ chơi gần các hồ nước tù, những nơi có không khí ẩm thấp, bẩn.
+ Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ hàng ngày.
+ Tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phun thuốc diệt muỗi, các chiến dịch vệ sinh môi trường tại địa phương.
+ Đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy xuất hiện vết mẩn đỏ trên da, ngứa, sốt phát ban, co giật…
Nếu như thực hiện tốt các phương pháp trên sẽ giúp ngăn chặn được nguy cơ trẻ mắc sốt xuất huyết và chặn đứng bệnh sốt xuât huyết trước khi có thể phát triển thành đại dịch.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn