Đánh cảm gió cho trẻ nên hay không?
12 Tháng 05 2016 | 2725
Từ lâu đánh gió (hay còn gọi là cạo gió) đã được sử dụng khi cơ thể có những biểu hiện mệt mỏi, đau nhức. Phương pháp này có ưu điểm đó là đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả nhanh chóng. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị cảm gió song các bác sỹ khuyến cáo nên thận trọng trước khi sử dụng phương pháp này bởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong các tài liệu y học cổ truyền có ghi chép lại cho thấy rằng việc bấm huyệt, đánh gió giúp đả thông huyệt đạo, lưu thông khí huyết, phòng ngừa và chữa trị các bệnh lý rất hiệu quả. Với phương pháp đánh gió không chỉ sử dụng sự dẻo dai của đôi bàn tay mà còn sử dụng các dụng cụ có phần nhằn tròn như thìa canh, đồng xu, miệng chén…để làm tăng hiệu quả. Các bộ phần thường được đánh gió nhiều nhất đó là hai bên cạnh xương sống kéo dài từ vai xuống phần thắt lưng, lòng bàn tay, mặt trước cánh tay, trán, gan bàn chân. Thông qua việc đánh gió giúp giả phong hàn, giải nắng, giải nhiệt…
Một số lưu ý khi đánh gió giải cảm:
– Dầu gió: Chuẩn bị dầu gió để thoa đều lên vùng da xác định sẽ cạo.
– Chiều đánh: Mọi người chú ý cạo theo một chiều từ trên xuống dưới, tuyệt đối không đi ngược lại.
– Chú ý tác động lực: Căn cứ vào tình hình cụ thể như thể trạng của người bệnh, vùng da để xác định lực sao cho phù hợp. Cụ thể như nếu ở vùng lưng thì cần dùng lực mạnh hơn so với các vùng như cánh tay, trán, mặt.
– Tránh gió: Trong và sau khi tiến hành cạo gió mọi người nên tránh nơi gió lùa, giữ ấm cơ thể vì lúc này lỗ chân lông đang rất lớn dễ bị trúng gió trở lại.
– Giữ ấm cơ thể. Người bệnh nên quấn chăn, uống một cốc nước ấm đề làm nóng cơ thể và mồ hôi vã ra nhiều hơn.
Lưu ý quan trọng khi đánh gió:
– Không cạo quá lâu và tác động lực quá mạnh vì dễ khiến xung huyết, chảy máu, bỏng rát lâu lành.
– Dùng các vật có bề mặt trơn, góc tròn để tránh trầy xước trên bề mặt da.
– Không sử dụng các loại dầu có tinh chất bạc hà vì chúng có khả năng bốc hơi nhanh gây cảm giác mát lạnh khiến người bệnh dễ bị cảm.
– Không bật quạt khi đánh gió, không đi ra ngoài ngay bởi dễ khiến bệnh tái phát.
Với những thông tin trên thì chúng ta có thể thấy rằng phương pháp này chỉ nên áp dụng với người lớn còn đối với trẻ em (trẻ dưới 5 tuổi) thì: không nên áp dụng. Nguyên nhân là do hệ xương của bé còn non yếu, các hệ thống huyệt đạo còn chưa ổn định, làn da mỏng, nhạy cảm nên khi đánh gió sẽ khiến trẻ có nguy cơ gẫy xương hoặc tụ máu dưới da rất nguy hiểm. Các bác sỹ khuyến cáo khi trẻ nhỏ bị cảm cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ về các phương pháp kiêng khem và điều trị.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn