Trầm cảm sau sinh – chứng bệnh không nên coi nhẹ
15 Tháng 06 2017 | 147
“Mọi người vẫn thường nói với mình rằng: Không gì hạnh phúc bằng việc được làm mẹ, nhưng điều ấy dường như không đúng với mình. Khi mang bầu, mình đã có dấu hiệu bất ổn về tâm lý nhưng lại nghĩ bà bầu nào cũng tâm trạng thất thường nên mình cố gắng chịu đựng. Sau khi sinh em bé, mình thường xuyên rơi vào trạng thái buồn chán, ủ dột, có lúc đột nhiên cảm thấy rất tức giận bởi những lý do cỏn con. Mình không muốn ăn, không muốn làm việc, cũng không muốn nói chuyện với ai cả. Trong vòng 3 tháng mà mình sút mất gần 10kg. Đến khi đi khám bác sĩ thì mới biết mình đã bị trầm cảm sau sinh” – Đó là tâm sự của chị Huyền ở Thanh Xuân – Hà Nội.
Chị Huyền là một trong những trường hợp kịp thời đi khám và chữa trị. Tuy nhiên, có không ít người vì chủ quan với tình trạng của bản thân, thiếu sự hỗ trợ của gia đình, người thân, bạn bè đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Trầm cảm sau sinh – chứng bệnh không nên coi nhẹ
Theo bác sĩ CKII Ngô Thị Đức Hạnh (Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân), chứng trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn tâm trạng sau khi sinh con, gây cảm giác mệt mỏi, lo lắng, buồn chán, mất hứng thú.
Trầm cảm sau sinh thường chia thành hai loại là khởi phát sớm và khởi phát muộn. Loại khởi phát sớm xuất hiện với mức độ nhẹ, ngắn trong những ngày hoặc tuần đầu sau đẻ với các dấu hiệu như chực khóc, lo lắng, cáu kỉnh, lúc vui, lúc buồn…
Loại khởi phát muộn xuất hiện sau sinh một vài tuần và kéo dài với các biểu hiện như khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, mất sinh lực, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, giảm hoặc tăng cân quá mức, mệt mỏi kéo dài, mất ngủ…
Theo bác sĩ Hạnh, trầm cảm sau sinh không chỉ khiến các bà mẹ sụt cân, suy dinh dưỡng mà nguy hiểm hơn còn bị suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, có suy nghĩ và hành vi tự tử.
Chồng quan tâm giúp vợ tránh trầm cảm
“Người chồng có ảnh hưởng rất lớn đến người vợ sau khi sinh con. Sự quan tâm, chia sẻ bằng lời nói, hành động của chồng có thể giúp người vợ tránh được nguy cơ trầm cảm” – Bác sĩ Đức Hạnh cho biết.
Không chỉ người chồng mà gia đình, người thân cũng cần gần gũi, chia sẻ với các sản phụ thời kỳ hậu sản. Điều này sẽ giúp các sản phụ có được tâm lý thoải mái. tránh những hệ quả đáng tiếc xảy ra.
Ngoài ra, bản thân người mẹ cũng cần thư giãn, nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động tập thể để giảm bớt căng thẳng. Ăn đủ bữa, đủ chất, ngủ đủ giấc cũng là cách giúp các sản phụ vượt qua giai đoạn “khó khăn” sau sinh.
Trong trường hợp nặng, cần đưa sản phụ đi khám chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt, giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, đồng thời bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn