Dấu hiệu nào nhận biết bệnh tiểu đường?
22 Tháng 07 2017 | 232
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có 4,6 triệu người chết vì tiểu đường, tương ứng với 7 giây lại có 1 người tử vong. Ước tính cứ 20 người Việt Nam trưởng thành thì có 1 người mắc tiểu đường. Trong đó có gần 64% trường hợp không biết mình bị bệnh.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến lượng đường luôn ở mức cao. Bệnh tiểu đường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh tuy diễn tiến chậm nhưng lại gây ra những biến chứng trầm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, tổn thương bàn chân, loét chân, có thể dẫn đến cắt cụt tứ chi…
Các loại tiểu đường
Bệnh tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn dịch mà tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin. Những người bị tiểu đường type 1 thường dưới 20 tuổi.
Đây là bệnh không phòng ngừa được bởi các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị phá hủy. Do đó, những người mắc tiểu đường type 1 hầu như sẽ sống suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên.
Bệnh tiểu đường type 2
Với bệnh tiểu đường type 2, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng với insulin như bình thường. Tiểu đường type 2 được coi là căn bệnh lối sống vì nó thường có nguy cơ do ít vận động, thừa cân và không tập thể dục.
Bệnh tiểu đường type 3 (tiểu đường thai kỳ)
Đây là tình trạng xảy ra ở 4% phụ nữ mang thai khi họ đang ở trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Khi một người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, khả năng mắc lại một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo là rất cao. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao hơn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
Dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh tiểu đường
– Đường huyết cao trên 15mmol/L
– Ăn nhiều và cảm thấy nhanh đói
– Khát nước nhiều, đi tiểu nhiều
– Tầm nhìn giảm sút
– Vết thương lâu lành
– Xuất hiện nhiều vết thâm nám
– Sụt cân đột ngột
– Luôn cảm thấy mệt mỏi
Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Người bị tiểu đường nên ăn một số loại rau củ chứa hàm lượng carbohydrat và calo thấp như củ cải, cải xoăn, súp lơ, rau bina… Ngoài ra, cần bổ sung cho cơ thể các loại hoa quả ít đường như cam, bưởi, quýt, táo…
– Bổ sung chất đạm: Người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt bởi có chứa axit linoleic tổng hợp có khả năng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường ở trong máu.
– Ăn cá: Cá là nguồn cung cấp chất béo, chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Cá không những tốt cho người bị tiểu đường mà còn có lợi ích rất lớn với sức khỏe tim mạch. Mỗi tuần nên ăn cá 2 lần với cách chế biến ở dạng hấp, súp, hạn chế chiên rán.
– Kiêng các loại thực phẩm ngọt: Người tiểu đường cần hạn chế tối đa sử dụng bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas…, tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt
– Không nên ăn nhiều tinh bột: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn cơm, phở, bún…, sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
– Kiêng đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa: Người bị tiểu đường nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem… Đồng thời, tránh các thực phẩm đóng hộp sẵn, dầu ăn chiên đi chiên lại.
– Tránh ăn hoa quả khô: hoa quả khô có lượng đường tự nhiên khá nhiều, không tốt với người bị tiểu đường.
– Không sử dụng đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn khi kết hợp với các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát được.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
– Kiểm soát cân nặng: người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Do đó, cần kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và tập thể dục đều đặn.
– Chú ý chế độ dinh dưỡng: Muốn kiểm soát bệnh, cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần đa dạng hóa các món ăn, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế sử dụng chất béo, mỡ động vật, rượu bia.
– Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nhiều nước làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường máu cao so với những người uống ít nước.
– Khám bệnh định kỳ: Khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần giúp bạn theo dõi sức khỏe của bản thân và sớm phát hiện bệnh tật để kịp thời điều trị.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn