Làm sao để bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết?
05 Tháng 08 2017 | 232
Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong vì sốt xuất huyết gia tăng khiến nhiều người lo lắng, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ. Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cần chủ động bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này.
Bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn hút máu, truyền virut từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn thường sống trong nhà, đậu ở những chỗ tối, hút máu người cả ngày lẫn đêm nhưng nhiều nhất vào lúc sáng sớm và chiều tối. Do đó, diệt muỗi, phòng ngừa muỗi đốt và phòng dịch là biện pháp cần thiết để tránh căn bệnh này.
– Không để lọ, bình còn đọng nước trong nhà vì đó là môi trường để muỗi đẻ trứng và sinh sôi. Cha mẹ nên rửa sạch, hong khô các vật dụng chứa nước không dùng tới.
– Giữ cho nơi ở của gia đình khô thoáng.
– Cho con ngủ màn để ngừa muỗi đốt
– Sử dụng các thuốc trừ muỗi
-Tích cực phối hợp với các cơ quan phòng dịch để phun hóa chất diệt muỗi, làm giảm mật độ muỗi trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao tình trạng của con để có biện pháp xử lí kịp thời nếu xảy ra các vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, nắm rõ các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ con mình khỏi dịch bệnh.
Dấu hiệu trẻ mắc sốt xuất huyết
– Giai đoạn sốt ban đầu: Trẻ sốt cao đột ngột liên tục từ 38 – 39 độ C, bứt rứt, quấy khóc, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, khớp, có chấm xuất huyết dưới da, nôn ra máu, xuất huyết tiêu hóa.
– Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn này rơi vào ngày thứ 3 – 7 của bệnh, lúc này trẻ vẫn còn hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt, to gan, có biểu hiện thoát huyết tương. Thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc, có các biểu hiện vật vã, bứt rứt, ngủ li bì, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, mạch nhanh nhỏ. Trẻ có thể không có dấu hiệu xuất huyết nhưng dễ bị tử vong nếu bị sốc với các biểu hiện giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.
– Giai đoạn phục hồi: Sau giai đoạn nguy hiểm từ 48-72 giờ. Lúc này trẻ hết sốt, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.
Nếu trẻ có các biểu hiện như sốt quá cao, xuất huyết lan rộng, chân tay lạnh, đang tỉnh táo bỗng lừ đừ, có khi vật vã, đau bụng dữ dội, da đổi màu thì cần cho nhập viện ngay. Tuyệt đối không cho trẻ nghi bị sốt xuất huyết dùng aspirin và Ibuprofen để giảm sốt.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn