Những căn bệnh nguy hiểm trẻ dễ mắc trong mùa tựu trường
15 Tháng 08 2017 | 244
Mùa tựu trường thường là lúc thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường, là điều kiện lý tưởng để nhiều dịch bệnh bùng phát.
Trường học tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh rất cao, đặc biệt là ở bậc tiểu học và mầm non. Chỉ cần trẻ tiếp xúc với đồ chơi có chứa mầm bệnh thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm bệnh. Dưới đây là một số bệnh trẻ dễ mắc trong mùa tựu trường.
Bệnh viêm đường hô hấp
Thời gian chuyển từ hè sang thu dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm mũi họng. Bệnh hô hấp lây lan khi người lành tiếp xúc gần người bệnh, dây vào nước bọt của người bệnh bắn ra khi nói chuyện.
Do bệnh lây qua đường hô hấp nên cần che miệng khi ho, rửa tay thường xuyên để diệt virut, vi khuẩn, tránh để lây lan mầm bệnh.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường bùng phát thành dịch vào tháng 8 hàng năm. Trẻ mắc bệnh có thể bị sốt nhẹ thoáng qua hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm các triệu chứng như kém ăn, mệt mỏi, đau họng… và xuất hiện các nốt ban hồng khoảng 2mm ở miệng, da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi các nốt ban xuất hiện ở mông, cẳng chân.
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan thành dịch, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, tử vong.
Sốt xuất huyết
Mùa tựu trường hàng năm thường trùng với đỉnh dịch của sốt xuất huyết nên nguy cơ bùng phát trong trường học là rất cao.
Bệnh sốt xuất huyết chưa có Vacxin phòng ngừa, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, lại dễ dàng lây lan qua đường muỗi đốt, do vậy không thể chủ quan.
Sốt siêu vi
Bệnh nhân nhiễm siêu vi thường sốt cao 39 – 40 độ C kèm phát ban, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, chán ăn… Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nếu bị sốt cao mà không được hạ sốt kịp thời sẽ dễ bị co giật. Trẻ bị co giật không được xử lý kịp thời sẽ bị suy hô hấp, thiếu oxy não, làm suy giảm trí tuệ hoặc để lại di chứng nặng nề về não.
Bệnh về đường tiêu hóa
Bệnh về đường tiêu hóa trực tiếp lây qua đường phân – miệng. Nếu người mắc bệnh vệ sinh tay không sạch sẽ, tay bẩn tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng, trẻ khác chơi, ngậm miệng thì hoàn toàn có thể bị lây nhiễm virut gây bệnh.
Viêm màng não mủ
Bệnh viêm màng não mủ có triệu chứng giống viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy… nên dễ gây nhầm lẫn. Trẻ bị viêm màng não mủ có thể sốt cao, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy. Viêm màng não mủ là bệnh có biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh chỉ điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm.
Bệnh nhiễm trùng mắt
Thời điểm giao mùa hè – thu là lúc dịch đau mắt đỏ hay tái phát và rất dễ lây. Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn, áo, gối… là cách để tránh lây lan bệnh. Cha mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý cho con hàng ngày và dạy con không lấy tay dụi mắt.
Sốt phát ban
Sốt phát ban có hai dạng, ban đỏ do virut sởi gây ra, ban đào do virut rubella. Sốt phát ban rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nhất là ở môi trường có tính tập thể như nhà trẻ, trường học.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn