Phòng ngừa đột quỵ bằng những cách nào?
21 Tháng 08 2017 | 252
Theo thống kê gần đây, mỗi năm nước ta có hơn 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó có hơn 50% tử vong và hơn 90% người sống sót sau đột quỵ phải hứng chịu những di chứng về thần kinh và vận động. Những năm gần đây, tỉ lệ người bị đột quỵ có xu hướng tăng lên. Vì thế, chủ động phòng ngừa sẽ giúp tránh được những rủi ro đáng tiếc.
1. Đi bộ 20 – 30 phút mỗi ngày
Theo kết quả của một nghiên cứu trên 40.000 phụ nữ tại Mỹ, kiên trì đi bộ thường xuyên có thể giảm đến 40% nguy cơ tai biến. Vì thế, nên dành khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày để đi bộ kết hợp với hít thở đều. Người trẻ có thể lựa chọn đi bộ với tốc độ nhanh, người trung niên nên đi chậm rãi,.
2. Ngủ đủ 7 – 8 tiếng
Thiếu ngủ gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể nhưng ngủ nhiều cũng không phải là điều tốt. Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra, những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày sẽ tăng 63% nguy cơ đột quỵ so với người ngủ từ 7 – 8 tiếng. Vậy nên thiết lập chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ đột quỵ.
3. Ăn uống lành mạnh
Thực hiện chế độ ăn uống giảm chất béo, tăng cường chất xơ từ rau, củ, quả là điều cần thiết để có hệ tim mạch và thần kinh khỏe mạnh. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối sẽ tránh được các vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.
4. Đề phòng chứng đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng về tai biến mạch máu não. Nếu bị đau nửa đầu mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy đi khám để được tư vấn kịp thời.
5. Giữ tinh thần thoải mái
Những áp lực trong cuộc sống là nguyên nhân làm tăng 29% các cơn tai biến mạch máu não. Chính vì vậy, giữ cho tâm trạng thoải mái là một trong những cách giảm nguy cơ đột quỵ và kéo dài tuổi thọ.
6. Ghi nhớ những dấu hiệu báo trước đột quỵ
Trước khi xảy ra cơn đột quỵ, thường có dấu hiệu báo trước như choáng váng, mệt mỏi, đau đầu, cứng cơ, khó điều khiển tay chân, méo miệng, mắt mờ, tri giác kém nhạy bén, không kiểm soát được tiểu tiện. Nếu phát hiện những dấu hiệu này, cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
7. Khám sức khỏe định kỳ
Định kỳ kiểm tra các thông số sức khỏe như huyết áp, đường huyết, mỡ máu, siêu âm điện tâm đồ… cũng có thể phát hiện các dấu hiệu đột quỵ tiềm ẩn.
Xem thêm:
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn