-
0985 96 0990
-
02462 881155
-
Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Thấp tim ở trẻ – biến chứng từ nhiều bệnh nguy hiểm
25 Tháng 09 2017 |
257

Bệnh thấp tim thường gặp ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Bệnh bắt nguồn từ một đợt viêm họng, viêm xoang, viêm amidan hoặc viêm da do nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Sau nhiều đợt viêm cấp tái phát, nguy cơ bị thấp tim càng cao.
Biểu hiện của bệnh thấp tim
Các biểu hiện thấp tim xuất hiện sau 2 – 4 tuần nhiễm liên cầu với biểu hiện ban đầu là sốt trên 38 độ C, họng đỏ, vã mồ hôi, chảy máu cam, tiểu ít, kém ăn, mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt.

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thấp tim
Có những trường hợp triệu chứng chỉ thoáng qua, không khiến trẻ khó chịu nhưng có biểu hiện đau ở khớp khoảng 1 – 5 tuần.
Khi bị thấp tim, trẻ sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực, khó thở, loạn nhịp tim, có những tiếng bất thường ở tim. Ở tình trạng nặng hơn, có thể dẫn đến suy tim cấp, nếu không được cứu chữa kịp thời có thể tử vong nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề ở van tim.
Ngoài biểu hiện ở tim, trẻ còn có các biểu hiện ở khớp như đau, sưng nóng đỏ ở một số khớp hoặc thay đổi tâm tính, mệt mỏi, hay cáu gắt…
Cách phòng bệnh thấp tim
Bệnh thấp tim tuy rất nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ, ngực, mũi, họng khi trời lạnh, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ là một trong những cách ngăn ngừa vi khuẩn liên cầu
Ngoài ra cần thực hành những thói quen vệ sinh tốt như che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, rửa tay với nước sạch và xà phòng, tránh tiếp xúc và dùng chung đồ dùng cá nhân với người ốm.
Cần đưa trẻ đi khám các chuyên khoa tai mũi họng nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang để được điều trị triệt để.
Nếu trẻ bị viêm họng nhiều lần kèm các biểu hiện như tức ngực, khó thở, hồi hộp, đau vùng tim, sưng, nóng, đỏ vùng khớp… thì cần cho trẻ đi khám để điều trị ngay.
Hiện nay vẫn chưa có Vacxin chống liên cầu khuẩn. Do đó, chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm liên cầu khuẩn là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa thấp tim. Nếu trẻ đã mắc bệnh, cha mẹ cần cho trẻ tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên bỏ tái khám vì bệnh dễ tái phát và nặng hơn.
Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia
- Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
- Tư vấn 24/7
- Được sở Y tế cấp phép hoạt động
- Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
- Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
- Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
- Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
