• 0985 96 0990

  • 02462 881155

  • Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

  • [email protected]

Những điều cần tránh để phòng bệnh răng miệng ở trẻ

27 Tháng 09 2017 | view 195

line

Cha mẹ nên điều chỉnh và từ bỏ những thói quen không tốt để tránh cho trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Ngậm bình sữa

Nhiều cha mẹ có thói quen cho con ngậm bình sữa trong nhiều giờ đồng hồ. Việc này sẽ tạo môi trường ngọt thường xuyên bao quanh răng, làm gia tăng nguy cơ sâu răng.

Trẻ ngậm bình sữa thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng

Trẻ ngậm bình sữa thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng

Ngoài ra, việc ngậm bình sữa thường xuyên cũng làm tăng khả năng cặn sữa tồn tại trong khoang miệng, khó làm sạch, dẫn đến bệnh tưa miệng ở trẻ em.

Mút ngón tay

Trẻ nhỏ thường có thói quen mút ngón tay. Điều này khiến trẻ có cảm giác thoải mái và được bảo vệ. Phần lớn trẻ trong độ tuổi 2 – 4 có thói quen này không gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng. Tuy nhiên, nếu thói quen này được duy trì đến sau 5 tuổi – độ tuổi thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn, sẽ làm răng có xu hướng đẩy ra phía trước, gây cắn hở vùng răng trước, môi không che hoàn toàn cung răng, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.
Đây cũng là thời điểm trẻ rất năng động, ít chịu sự kiểm soát của cha mẹ. Do đó, mút tay khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ sẽ là nguyên nhân gây viêm nhiễm trong khoang miệng, thậm chí khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Mút ngón tay là một thói quen gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng

Mút ngón tay là một thói quen gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng

Để giúp trẻ từ bỏ thói quen này, cha mẹ cần giải thích để trẻ hiểu về tác hại của việc mút tay, đồng thời tìm hiểu về tâm tư, nguyện vọng của trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Cha mẹ cũng có thể “đánh lạc hướng” bằng cách thu hút trẻ vào đồ chơi, quần áo hoặc các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Tật thở miệng

Trẻ có thể thở miệng do mắc các bệnh lý gây cản trở việc thở bình thường hoặc do thói quen mút tay. Những điều này nếu không được giải quyết triệt để sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn mặt của trẻ, gây ra các vấn đề về răng miệng, hô hấp…
Để khắc phục tình trạng thở miệng, cha mẹ nên quan sát việc thở hàng ngày của con, nếu con gặp các bệnh lý về đường hô hấp thì cần đưa con đi khám và điều trị triệt để.

Đẩy lưỡi

Trẻ sơ sinh thường có thói quen đẩy lưỡi. Thói quen này giảm dần khi trẻ được 6 tháng tuổi để thích nghi với việc tiêu hóa các thức ăn rắn.
Cha mẹ cần quan sát động tác nuốt của trẻ, nếu thấy có vất thường, cần cho trẻ đi khám nha sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Để điều trị tật đẩy lưỡi, ngoài việc luyện tập lại đúng tư thế của lưỡi, cần có những khí cụ tháo lắp hỗ trợ điều trị.

Chải răng không đúng cách

Chải răng đúng cách theo sự khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là phương pháp Bass cải tiến. Cụ thể, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với bề mặt tại vị trí cổ răng, xoay tròn và rung nhẹ tại chỗ mỗi vùng từ 6 – 10 lần; xoay bàn chải để lông bàn chải chạy dọc theo chiều trên dưới của răng, chải tất cả các vùng của răng. Chải răng thực hiện theo nguyên tắc chải hàm trên trước, hàm dưới sau, mặt ngoài trước, mặt trong sau. Đối với mặt nhai, chải theo động tác tới lui ngắn, tránh bỏ sót.

Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách là cách để bảo vệ răng miệng cho trẻ

Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách là cách để bảo vệ răng miệng cho trẻ

Chỉ đi khám răng khi có các vấn đề về răng miệng

Nhiều cha mẹ có thói quen chỉ cho con đi khám nha sĩ khi con gặp các vấn đề về răng miệng mà không biết rằng các tổn thương có thể dự phòng và điều tị từ sớm. Khi trẻ đã có những biểu hiện rõ rệt, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Do đó, việc khám răng định kỳ là rất quan trọng, ngay cả khi không gặp vấn đề gì về răng miệng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, thời gian nên đi khám răng miệng định kỳ là 4 – 6 tháng/lần.

Hãy đặt câu hỏi ngay bây giờ để nhận được tư vấn từ chuyên gia

  • Hotline 04 6288 1155 / 0985 960 990
  • Tư vấn 24/7
  • Được sở Y tế cấp phép hoạt động
  • Đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài
  • Công nghệ tiên tiến đạt chuẩn quốc tế
  • Hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất
  • Quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp an toàn
chuyengia
tu van
Đặt lịch tư vấn
  • Hotline:

    0985 96 0990

  • Tel:

    02462 881155

Đặt lịch khám

line

Tư vấn hỏi đáp

line

[ 03-04-2023 ] – Nguyễn Thúy Hằng

Bs cho e hỏi.e bị u tuyến yên đi tăng tiết prolactin. E có bé đầu đc 5 tuổi và giờ bị mất kinh.e mới đi kt lại prolactin và chụp cộng hưởng từ kích thước u = 10mm và đang đc chỉ định uống thuốc dostinex thì e có thể có kinh lại đc k ạ

Đăng ký khám bệnh như thế nào?

Cách 1. Quý khách hàng đến quầy lễ tân làm thủ tục đăng ký khám.

Cách 2. Quý vị có thể gọi điện đến hotline 0985 960 990/0462 881 155 để đặt lịch trước.

Khám sức khỏe bao lâu thì có kết quả?

Tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân các kết quả khám đều được chúng tôi hoàn trả ngay trong ngày. Đối với một vài dịch vụ y tế chuyên sâu các bác sỹ cần phải tiến hành phân tích cụ thể để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Phòng khám Thanh Chân có những gói khám nào?

Xin chào bạn!

Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Thanh Chân có các gói khám là: Gói khám sức khỏe cơ bản, Gói khám sức khỏe toàn diện, Gói khám tiền hôn nhân, Gói khám chuyên sâu sản phụ khoa, Gói khám thai tiền mang thai, Gói tầm soát phát hiện sớm ung thư, … Để biết thêm thông tin chi tiết về danh mục các gói khám cũng như chi phí, bạn vui lòng tham khảo thêm bảng giá dịch vụ của chúng tôi.

  • facebook
  • google